Điều này cho thấy, Masan Meatlife đang triển khai kế hoạch tách biệt mảng thức ăn chăn nuôi để tập trung vào kinh doanh thịt có thương hiệu.

Theo nội dung ký kết, hai bên sẽ tối ưu hóa và thúc đẩy năng suất của chuỗi giá trị đạm động vật từ trang trại đến bàn ăn theo mô hình 3F (Feed - Farm - Food) tại Việt Nam. Masan tiếp tục đầu tư phát triển vào lĩnh vực thịt mát có thương hiệu, còn De Heus sẽ ưu tiên tập trung cung cấp các giải pháp dinh dưỡng, con giống và chăn nuôi.

Bên cạnh đó, hai đối tác sẽ xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với những nhà chăn nuôi độc lập như gia súc, gia cầm, thủy sản,... đồng hành, hỗ trợ, tư vấn và cung cấp các giải pháp chăn nuôi trọn gói. Đồng thời khi trở thành MOU, hai bên đối tác sẽ thúc đẩy mô hình 3F nhằm đáp ứng nhu cầu thịt mát cho người tiêu dùng Việt.

Masan MEATLife cho biết, các bên sẽ thành lập ban lãnh đạo để cùng thảo luận về các hạng mục đầu tư chung và riêng của các dự án hiện tại hoặc trong tương lai. Đồng thời bàn về việc hợp tác trong chuỗi cung ứng sản xuất, nhằm đảm bảo dự đoán chính xác nhu cầu và nguồn cung ổn định của nguyên liệu đầu vào cho hoạt động kinh doanh thịt ở giai đoạn sau của chuỗi cung ứng.

Bản ghi nhớ về MOU này là một thỏa thuận không ràng buộc, tuy nhiên, các bên đều cam kết xúc tiến phát triển một hoặc nhiều thỏa thuận hợp tác trước quý I/2022, Masan MEATLife thông tin. Đồng thời, mọi thỏa thuận hợp tác hoặc liên doanh phải tuân theo các quy định phê duyệt của công ty.

Vân Trang