Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Truyền hình cáp cạnh tranh ngày càng mạnh

Thứ năm, 20/09/2012 - 06:58

(Thanh tra)- Theo quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, từ năm 2015 sẽ chấm dứt truyền hình analog (truyền hình truyền thống, xem miễn phí) tại các TP lớn. Thông tin này như mở cửa cho các hãng truyền hình đầu tư giành lấy “miếng bánh” lớn nhất trên thị trường.

Phim ăn khách “Chàng quản gia của tôi” trên các kênh Drama của VCTV

Hiện, nhiều doanh nghiệp lớn như: Tổng Cty Truyền thông Đa phương tiện (VTC), Cty TNHH MTV Truyền hình Cáp Việt Nam (VCTV), Trung tâm Truyền hình Cáp - Đài TH TP Hồ Chí Minh (HTVC), Cty Truyền hình Số vệ tinh Việt Nam (VSTV), Cty TNHH Truyền hình Cáp Saigontourist (SCTV), Tập đoàn Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn FPT đã nhanh chân chiếm giữ thị phần ngay từ những ngày đầu. Các kênh truyền hình cáp địa phương cũng không ngoài cuộc cạnh tranh.

Bên cạnh đó, các hãng nước ngoài như cáp Canal+ (Pháp) và kênh K+ (kênh VTV hợp tác với Pháp), đang thu hút thuê bao đông đảo vì độ độc đáo về nội dung, chất lượng hình ảnh và sự đầu tư mua bản quyền các chương trình.

Để cạnh tranh, truyền hình cáp địa phương có nhiều gói cước cạnh tranh chỉ từ 30 - 40 nghìn đồng/tháng. Còn các Cty như VTC, MyTV… tung ra rất nhiều chương trình mua sóng bản quyền, độc quyền phát sóng, cùng hàng loạt gói khuyến mãi. Trong làn sóng cạnh tranh, kênh K+ cũng tung ra các gói cước mới với nhiều mức giá rẻ hơn cho khách hàng lựa chọn.

“Giá cao là một trở ngại cho khách hàng, tuy nhiên việc giảm giá chỉ là giải pháp trước mắt. Về lâu dài, phải bằng chất lượng hình ảnh, nội dung. Để có sự phát triển vững vàng về thị trường, tất cả nhà cung cấp dịch vụ khác cần xác định đầu tư chiều sâu vào chất lượng dịch vụ, nội dung”, ông Phan Quang Tuấn, Phó Tổng Giám đốc VSTV cho biết.

Thêm nữa, các nhà đài liên tục tăng kênh để cạnh tranh, nhưng lại na ná nhau, thiếu sự độc đáo. Vì thế, khách hàng không có nhiều sự lựa chọn. Hiện, VTC đang nắm 100 kênh, SCTV 97 kênh, và K+ 80 kênh.

 Để thu hút khách hàng, các kênh tranh chấp nhau bản quyền phát sóng, kiện nhau liên miên. Điển hình là việc xảy ra tranh chấp giữa HCTV (Truyền hình Cáp Hà Nội) với K+ về phát sóng các giải đấu ngoại hạng Anh. Rồi vừa qua, nhiều “ông lớn” dự định đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp như VNPT, FPT và mới đây là Viettel, đã dấy lên phản ứng gay gắt của nhiều đài. Theo đó, đồng loạt các đài truyền hình cung cấp, khai thác truyền hình cáp như VTV, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam, VCTV, SCTV… đã gửi Công văn (số 1474/THVN-VP) tới Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị có ý kiến chính thức về việc các đơn vị ngoài ngành đầu tư lĩnh vực truyền hình cáp. Theo họ, quá nhiều doanh nghiệp nhảy vào cạnh tranh sẽ làm lãng phí tiền của, ngân sách Nhà nước.

Để thực hiện thành công dự án số hóa truyền hình, công nghệ truyền dẫn cho các kênh cáp được chọn là DVB-T2 (kỹ thuật số mặt đất thế hệ thứ 2), Bộ TT&TT đề nghị Chính phủ giảm thuế nhập khẩu, thuế VAT với các nhóm hàng như linh kiện sản xuất thiết bị đầu thu tín hiệu truyền hình số mặt đất, TV tích hợp sẵn chức năng này. Ngoài ra, Bộ đã gặp gỡ các nhà sản xuất các mặt hàng điện tử có mặt tại Việt Nam như Samsung, LG, Sony… để thông báo chủ trương về nhóm hàng TV trong thời gian tới, nhằm sản xuất ra các mặt hàng đáp ứng tốt cho người dân.

Theo đó, Nhà nước sẽ can thiệp, chi 2.500 tỉ đồng để phát miễn phí, hoặc bán giá rẻ khoảng 5 triệu đồng/đầu thu kỹ thuật số cho 5 triệu hộ nghèo trên cả nước.

Được biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp điện tử trong nước đang lên kế hoạch sản xuất thiết bị đầu thu tín hiệu truyền hình số, cạnh tranh với các thiết bị đầu số ngoại nhập.


Mai Châu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm