Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những dấu hiệu kinh tế khởi sắc

Chủ nhật, 12/05/2013 - 08:43

(Thanh tra) - Nhu cầu xuất khẩu và nội địa mạnh lên, chỉ số PMI (Purchasing Managers Index)(*) ngành sản xuất tháng 4 tăng, các doanh nghiệp bắt đầu lạc quan hơn… là những dấu hiệu cho thấy, kinh tế quý II đã bắt đầu khởi sắc.

Với đà tăng giá thực phẩm đang chậm lại, có khả năng lạm phát Quý II sẽ thấp hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái, hỗ trợ cho sức mua của người tiêu dùng

Theo báo cáo về triển vọng thị trường Việt Nam tháng 5 của HSBC, bất kể tăng trưởng toàn cầu thấp, xuất khẩu của Việt Nam đang tăng với đà hai con số. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng và phần nhiều trong số đó được hướng tới khu vực sản xuất đang thúc đẩy tăng trưởng công ăn việc làm. Với đà tăng giá thực phẩm đang chậm lại, có khả năng lạm phát Quý II sẽ thấp hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái, hỗ trợ cho sức mua của người tiêu dùng.

Việt Nam vẫn ở giai đoạn đầu của phát triển, gần 70% dân số vẫn sống ở khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa là chỉ cần đưa người dân đang sinh sống nhờ vào nông nghiệp vào các nhà máy sẽ tăng sản lượng quốc gia và thu hút lao động dư thừa. Dòng vốn FDI liên tục đã thúc đẩy và tạo đà cho quá trình này. Từ đầu năm tới nay, FDI đã tăng 57,3% với 84,8% trong số đó chảy vào sản xuất.

Chỉ số PMI ngành Sản xuất của HSBC tăng nhẹ từ mức 50,8 điểm của tháng 3 lên 51 điểm vào tháng 4, cho thấy hoạt động sản xuất đang gia tăng. Điều đáng chú ý nhất là chỉ số công việc đã tăng, tín hiệu cho thấy nhu cầu đang dần tăng cũng như các kế hoạch mở rộng sản xuất.

Nhu cầu bên ngoài đối với hàng hóa Việt Nam vẫn mạnh mẽ hơn ở những thị trường khác. Phần lớn lý do là việc tăng mạnh đầu tư nước ngoài vào sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử. Các công ty đang gia tăng mua hàng để bù vào lượng hàng tồn kho giảm và số lượng bán tăng.

Chi phí nhập xăng dầu giảm, cho thấy sự giảm sút cả về giá cũng nhu cầu. HSBC dự đoán năng lực tinh hóa dầu trong nước ngày càng cao sẽ giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào sản phẩm xăng dầu nhập khẩu trong tương lai.

Trong khi lạm phát được kiềm chế, doanh số bán lẻ đang dần thấy sự hồi phục. Lĩnh vực bán lẻ sẽ dần phục hồi khi người dân tự tin hơn vào chính sách điều hành kinh tế.

“Kết quả khảo sát trên được HSBC công bố hôm 02/5. Chỉ số PMI tăng là nhờ số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tăng trưởng nhanh hơn, đồng thời sản lượng sản xuất tiếp tục phát triển thêm.”

Tuy nhiên, theo HSBC bức tranh không phải là toàn màu hồng. Trong nước, giá thực phẩm đang tăng, các chi phí khác cũng tiếp tục tăng. Khoảng cách giữa giá đầu vào và đầu ra vẫn lớn. Các nhà sản xuất đang chịu chi phí sản xuất cao hơn nhưng không thể chuyển chi phí sang cho người tiêu thụ do cạnh tranh.

Các biện pháp giảm giá cũng được áp dụng để thúc đẩy cầu. Bên ngoài, trong khi xuất khẩu vẫn mạnh, môi trường toàn cầu đang xấu đi, với chỉ số tăng trưởng ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đang giảm. Do đó, các công ty Việt Nam đang duy trì trạng thái cảnh giác, giữ hàng tồn kho thấp mặc dù vẫn lạc quan về tương lai. 

Lựa chọn khó khăn giảm đà tăng trưởng đã làm lộ ra những kẽ nứt trong nền kinh tế Việt Nam nhưng đó là bước đi cần thiết quan trọng. Một nền kinh tế vĩ mô ổn định hơn sẽ có nhiều khả năng dẫn tới những cải cách cơ bản quan trọng.

Theo HSBC, quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn còn những bất cập. Việt Nam đã đặt ra chỉ tiêu đến năm 2015 hoàn thành việc tái cấu trúc ngành Tài chính và khu vực quốc doanh. Tuy nhiên, một kế hoạch cụ thể cho mục tiêu này chưa được công bố.

Một kế hoạch cải cách lớn khó có thể được đưa ra trong ngắn hạn vì các quan điểm về tái cấu trúc các tập đoàn Nhà nước vẫn còn chưa ngã ngũ. Nhiều khả năng Chính phủ sẽ thực hiện việc tái cấu trúc theo dạng vừa làm vừa rút kinh nghiệm thay vì tiến hành triệt để một cuộc cải tổ lớn. 

Cuối tuần trước, báo cáo khảo sát của Công ty Dịch vụ Thông tin Tài Chính WVB Việt Nam (WVB FISL) cho thấy, nhiều bất ngờ khi các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra lạc quan hơn nhiều về sự tăng trưởng kinh tế năm 2013.

Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) Quý I năm 2013 đạt 114 điểm tăng 31 điểm so với Quý IV năm 2012 (83 điểm). Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng, hiện tại nền kinh tế Việt đã tốt hơn 12 tháng trước và trong thời gian tới có triển vọng phát triển tốt hơn nữa.

(*)PMI là chỉ số tổng hợp dựa trên 5 chỉ số chính, bao gồm: Các đơn đặt hàng mới, mức hàng tồn kho, tình hình sản xuất, tình trạng giao hàng và môi trường làm việc. Mỗi chỉ số có tỷ trọng khác nhau và được điều chỉnh theo các nhân tố nhất định.

Dương An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.

Chính Bình

16:53 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm