Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 09/07/2012 - 14:50
(Thanh tra) - Nhiều doanh nghiệp (DN) không còn mặn mà đi vay dù lãi suất huy động đã giảm còn 9%/năm. Với DN, vấn đề sống còn lúc này không nằm ở lãi suất, mà nằm ở các khoản nợ phải thanh toán trước khi tính đến khoản vay mới.
Điều quan trọng hiện nay là DN suy kiệt vốn, trong khi ngân hàng thì “đóng băng” tín dụng
Ngay khi trần lãi suất huy động 9% được ban hành, hàng loạt các ngân hàng lớn đã điều chỉnh lãi suất cho vay, thậm chí có những ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho vay chỉ cao hơn lãi suất huy động 3%. Cụ thể, các ngân hàng BIDV, Agribank, Vietcombank, ANZ… đã giảm lãi suất vay xuống từ 12 - 14% cho các khách hàng cá nhân và DN sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, các ngân hàng nhỏ vẫn áp dụng mức lãi suất vay rất cao. Cụ thể, ngân hàng Phương Đông đã áp dụng mức lãi suất cho vay cá nhân và DN khoảng 18 - 19%, đây là mức lãi suất đã được điều chỉnh giảm so với 1 tháng trước đó. Ngân hàng Việt Á thậm chí còn áp dụng lãi suất vay lên đến 20,5% cho các DN sản xuất kinh doanh. Theo lý giải của ngân hàng này, giảm lãi suất huy động về 9% mới được ban hành, vì vậy cần có thời gian để điều chỉnh phương án giảm lãi suất cho vay.
Chưa thể cứu DN
Có thể nói, Chính phủ đang rất quyết liệt để giảm lãi suất nhằm cứu DN, thế nhưng theo nhiều DN, gói hỗ trợ này chỉ đáp ứng được cho các DN có sức khỏe tốt, trong khi đó lại không mấy tác dụng đối với các DN mà tình trạng tài chính không còn đủ chuẩn, hoặc không còn tài sản đảm bảo theo yêu cầu của ngân hàng.
Tổng giám đốc Công ty sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng Việt Đông Gia, Lý Quốc Cường cho rằng, Công ty đang rất khát vốn nhưng cũng không thể vay dù lãi suất vay có dưới 10% đi chăng nữa.
Theo lý giải, ông Cường đang nợ ngân hàng khoản tiền hơn 15 tỷ đồng nhưng đã quá hạn 3 tháng chưa trả, vì vậy ngân hàng không thể tiếp tục cho mượn, còn nếu đi vay ngân hàng khác thì không còn tài sản thế chấp.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành thừa nhận, nhiều công ty trên thị trường BĐS hiện nay không không thể vay vốn ngân hàng, bởi lãi suất vay tại một số ngân hàng còn quá cao khoảng 18%, cùng với đó là những khoản nợ cũ chưa trả.
Để tồn tại, không chỉ Công ty Đất Lành mà còn nhiều DN khác đang tính đến phương án vay từ tín dụng đen để đáo hạn nợ cho ngân hàng.
Giám đốc một chi nhánh ngân hàng ở quận 1 TP. Hồ Chí Minh thừa nhận rằng, lãi suất dù đã giảm, nhưng vẫn rất ít khách hàng mới đến vay, còn khách hàng cũ thì lại không thể vay vì những khoản nợ tồn đọng chưa trả.
Ngân hàng cũng đang nỗ lực thực hiện các quy định của Nhà nước thông qua việc tái cơ cấu lại khoản nợ cho DN nhưng xem ra vẫn rất khó khăn.
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Nguyên phó Chủ tịch ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho biết, điều nguy hiểm nhất đối với nền kinh tế hiện nay chính là việc DN suy kiệt vốn trong khi ngân hàng thì đóng băng tín dụng.
Thời gian qua, Chính phủ đã từng bước tháo gỡ việc đóng băng tín dụng nhưng xem ra vẫn còn quá mong manh, vì các DN vừa và nhỏ chưa thoát được nợ cũ để vay nguồn vốn mới. Gia hạn nợ chỉ là giải pháp tức thời để DN quên đi khó khăn chứ không thể khiến DN khỏe lên.
Theo ông Nghĩa, Chính phủ cần phải có nguồn lực thực sự để mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, cũng như hỗ trợ các DN có khả năng tồn tại và phát triển trong dài hạn trở lại chuẩn tín dụng, đó là vấn đề thiết thực nhất trong việc tái cấu trúc ngân hàng cũng như làm khỏe đối với kinh tế hiện đang suy yếu như hiện nay.
DN nên quản lý tài chính nếu không muốn chết
Hiện nay, rất nhiều DN kinh doanh có lãi, nhưng dòng tiền rất kém. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất đối với các DN hiện nay là phải quản lý tốt thanh khoản, tập trung quản lý các khối tài sản, làm thế nào để dòng tiền luôn dương.
Hiện các DN không quan tâm đến vấn đề này chỉ quan tâm đến lợi nhuận, đây là điều tối kỵ trong kinh doanh hiện đại. Ngoài ra, các DN cần phải quản lý tài sản phải thu, vì hiện nay nhiều DN có tình trạng chiếm dụng vốn của nhau, khách hàng thì dây dưa không chịu trả nợ. Hơn bao giờ hết DN cần phải quản lý chặt chẽ khoản nợ thu, cần thiết sẵn sàng thanh lý tài sản đối với những khách hàng còn nợ đọng.
Các DN Việt Nam cũng đang phạm phải một sai lầm rất lớn là khi đến thời điểm đáo hạn ngân hàng, các DN lại đi vay “chợ đen” để trả nợ ngân hàng. Đây là bước đi sai lầm nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng phá sản bất cứ lúc nào.
Theo quan điểm của ông Nghĩa, DN cần chấp nhận nợ xấu ở ngân hàng, chứ nhất định không được đáo hạn nợ cho ngân hàng bằng cách vay nóng ngoài chợ đen. Vào thời điểm này, DN khất được nợ ngân hàng là lý tưởng.
Quản lý chi tiêu cũng rất quan trọng đối với DN. Hiện nhiều DN Việt Nam rất vung tay trong chuyện chi tiêu, vấn đề này cần phải được loại bỏ nếu không muốn rơi vào cảnh nợ nần. Các DN có thể đàm phán với nhân viên khất được tiền lương, đàm phán mượn lao động từ các DN khác nhằm giảm chi phí một cách tối đa.
Tận dụng các cơ hội từ chính sách lúc này cũng rất quan trọng, các DN cần nghiên cứu kỹ các gói hỗ trợ từ Chính phủ đồng thời nghe ngóng thông tin về tốc độ dải ngân dòng vốn của Chính phủ để tìm kiếm cơ hội vượt qua thời điểm khó khăn như hiện nay.
Phi Sơn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà