Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 11/05/2013 - 08:28
(Thanh tra)- Dư thừa hơn 600.000 tấn đường, giá tại các nhà máy bán thấp, trong khi giá đường đến tay người tiêu dùng vẫn ở mức cao khiến dư luận hoài nghi về việc "làm giá" của các thương lái. Để chấm dứt tình trạng này, các chuyên gia cho rằng, phải có hệ thống phân phối chuyên nghiệp, phải kết nối trực tiếp với nhà máy sản xuất. Đồng thời, phải có nghị định về quản lý mía đường.
Dù giá đường cao, nông dân trồng mía vẫn không được hưởng lợi. Ảnh: Hữu Oanh
Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, tính đến ngày 3/5/2013, lượng đường thế giới đang trong tình trạng dư thừa từ khoảng 5,86 - 6,18 triệu tấn. Thừa đường, các nhà máy phải hạ giá bán để tiêu thụ. Theo thống kê, giá đường thế giới đã giảm từ 501,2 USD/tấn ngày 1/5 xuống còn 496 USD/tấn vào ngày 3/5 và đến ngày 9/5 còn khoảng 487,2 USD/tấn.
Tình hình đường thế giới giảm giá và dư thừa lượng ảnh hưởng đến thị trường đường trong nước. Tính đến ngày 3/5, lượng đường sản xuất ra từ mía tồn kho tại các nhà máy còn 579.818 tấn. Chưa kể lượng đường tồn kho tại các Cty thương mại trong hệ thống Hiệp hội Mía đường Việt Nam vào khoảng 28.000 tấn và các nguồn đường tồn kho từ các hệ thống phân phối khác. Do vậy, lượng đường tồn kho của cả nước thực tế phải đạt trên 600.000 tấn.
Theo nhận định của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, lượng tồn kho này là đã tới đỉnh. Từ nay đến hết tháng 8/2013, lượng đường tồn kho này khó có thể tiêu thụ hết được trước khi vào niên vụ sản xuất mới. Bởi, trung bình 1 tháng, cả nước tiêu thụ khoảng trên 100.000 tấn. Nếu tính mức tiêu thụ vượt mức trung bình này thì trong vòng mỗi tháng khó có thể tiêu thụ hết 150.000 tấn.
Thừa đường, giảm giá bán là chuyện dễ hiểu. Thế nhưng, giá cả các loại đường trên thị trường Việt Nam vẫn không giảm, thậm chí đến tay người tiêu dùng giá bị đội lên nhiều lần.
Thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, tại Hà Nội, giá đường kính trắng thời điểm ngày 15/4 là 14.400 - 14.700 đồng/kg; đường tinh luyện từ 14.800 - 16.500 đồng/kg; còn tại TP Hồ Chí Minh, giá cũng gần tương đương. Đến thời điểm ngày 6/5, giá đường kính trắng ở Hà Nội từ 14.950 - 15.200 đồng/kg; đường tinh luyện từ 15.600 - 16.600 đồng/kg; còn tại TP Hồ Chí Minh tương ứng các mức là 14.600 và 16.500 đồng/kg.
Trong khi đó, thống kê của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho thấy, giá đường tinh luyện những ngày qua vẫn đứng ở mức cao ở 21.000 - 22.000 đồng/kg, đường tinh luyện của Biên Hòa còn ở mức 22.500 đồng/kg. Còn tại các chợ và cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội, giá loại đường tinh luyện từ 22.000 - 24.000 đồng/kg, tùy từng khu vực. Rõ ràng, giá bán ở nhà máy đến tay người tiêu dùng đã bị "đội" lên từ 4.000 - 5.000 đồng, thậm chí là 7.000 đồng/kg.
Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú chỉ rõ: Hệ thống siêu thị ở Hà Nội gần như không tiếp cận, mua được đường từ nhà máy mà chỉ toàn mua theo kiểu zích zắc qua các đại lý cấp 1, cấp 2. Do vậy, mỗi cấp đại lý lại "đội" giá lên 1 lần khiến giá đường bán ra cho người tiêu dùng vẫn ở mức cao. "Rõ ràng, ở đây có sự thao túng giá của các thương lái, thậm chí có thể liệt vào dạng đầu cơ. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm như Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, phải vào cuộc, quản lý, làm rõ hệ thống doanh nghiệp nắm giữ thị phần và có lượng đường tạm trữ lớn. Bởi từ 30% lượng đường đã có thể thao túng giá đường của thị trường rồi", ông Phú khẳng định.
Ông Hà Hữu Phái, đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam tại Hà Nội, cho rằng, từ nhiều năm nay, quan hệ mua, bán, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy đường với các đại lý đã có quá trình hợp tác qua lại. Tất nhiên, nhà máy muốn tiêu thụ được sản phẩm lâu nay đều qua khâu trung gian là thương lái. Mà đã là thương lái làm ăn phải tính toán lợi nhuận. Do đó, việc chênh lệch giá như trên khó tránh khỏi. "Tóm lại, chỉ khi nào Việt Nam có hệ thống phân phối bán lẻ chuyên nghiệp như một số nước phát triển, các nhà máy sản xuất ra bán trực tiếp cho các siêu thị và các kênh phân phối bán lẻ khác thì giá cả mới được ổn định", ông Phái nhấn mạnh.
Cũng theo ông Phái, "bài ca" về giá đường bị các thương lái đẩy giá lên đã lặp đi lặp lại nhiều năm nay. Để hạn chế và khắc phục tình trạng này thì trong năm 2013, Hiệp hội Mía đường sẽ cùng với Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xúc tiến xây dựng trình Chính phủ thông qua Nghị định về quản lý mía đường.
Từ tháng 6/2012 đến nay, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, tăng cường kiểm soát việc nhập lậu đường ở biên giới Tây Nam, miền Trung và xử lý nhiều trường hợp điển hình như: Vụ khai man dùng hóa đơn giả của 14 doanh nghiệp (DN) có hoạt động xuất nhập khẩu tại Lao Bảo, trong đó có 7 DN tạm nhập, tái xuất đường; xác minh 159 người mua, 70 người xác nhận không mua tổng số trên 1.100 tấn trị giá trên 13 tỷ đồng; 80 người mua 1.800 tấn trị giá 54 tỷ đồng, nhưng thực chất chỉ nhận mua giúp DN. Hải quan Quảng Trị cũng đã bắt giữ 166 tấn đường vận chuyển trái phép vào nội địa. Ngày 26/10/2012, phát hiện vụ khai báo lô hàng 500 tấn đường đã được Cty M.N làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu Cầu Treo cho Cty Guangxi Debao (Trung Quốc). Tuy nhiên, theo Hải quan Trung Quốc, Cty này đã ngừng hoạt động và không có giao dịch nào liên quan tới xuất nhập khẩu... |
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình