Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 21/08/2024 - 17:30
(Thanh tra) - Nguồn lực về tài chính và con người chưa được quan tâm đúng mức; các địa phương, bộ, ngành cũng chưa thường xuyên cập nhật số liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo... là những khó khăn được Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong đề cập khi trả lời chất vấn.
Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn. Ảnh: P.Thắng
Chiều 21/8, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cùng các bộ trưởng, trưởng ngành: Tư pháp; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nội vụ; tòa án; kiểm sát trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo đã được xây dựng
Chất vấn Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong, đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) phản ánh hiện nay, mỗi cơ quan đang sử dụng phần mềm và cơ sở dữ liệu riêng về khiếu nại, tố cáo, chưa có sự kết nối liên thông.
Điều này, theo đại biểu, gây khó khăn trong theo dõi, giám sát giải quyết đơn thư của công dân, đặc biệt giữa cơ quan Trung ương và địa phương.
Bà Sang đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ làm rõ các giải pháp để thống nhất hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
“Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo được Chính phủ xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính Nhà nước và đã được lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện trong thời gian qua”, Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn.
Theo ông Đoàn Hồng Phong, Thanh tra Chính phủ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 55 ngày 23/8/2022 quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu đơn thư khiếu nại tố cáo kiến nghị, phản ánh.
Thanh tra Chính phủ cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại tố cáo để triển khai đến các bộ, ngành, địa phương trên phạm vi cả nước. Cạnh đó, đã xây dựng và đang triển khai mô hình tiếp công dân trực tuyến.
Một số bộ, ngành, địa phương thì xây dựng phần mềm riêng phục vụ công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại tố cáo.
Còn nhiều khó khăn trong ứng dụng công nghệ thông tin
“Đúng như đại biểu nêu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này còn khó khăn, bất cập”, ông Đoàn Hồng Phong nói.
Khó khăn, bất cập này thể hiện trên 4 giác độ. Cụ thể là chưa đáp ứng được yêu cầu kết nối dữ liệu trên phạm vi toàn quốc và liên thông trong hệ thống các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
“Các địa phương, bộ, ngành chưa thường xuyên cập nhật số liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Chính phủ xây dựng và đang triển khai. Một số cơ quan, bộ, ngành sử dụng phần mềm riêng nhưng chưa có kết nối liên thông”, Tổng Thanh tra thông tin.
Ông cũng cho biết, việc ứng dụng công nghệ thông tin cần đầu tư nguồn lực lớn về tài chính và con người, trong khi điều kiện thực tế ở một số bộ, ngành và nhiều địa phương còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức.
Đề cập đến giải pháp, Tổng Thanh tra cho biết, sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ, Thủ tướng lãnh đạo, chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên 4 nội dung chính.
Đầu tiên là, nghiên cứu đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo.
Thứ hai, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thường xuyên cập nhật dữ liệu vào hệ thống. “Trường hợp có phần mềm riêng thì phải phối hợp với nhau để liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia mà Thanh tra Chính phủ đang triển khai thực hiện”, ông Đoàn Hồng Phong nói.
Thứ 3, đầu tư cơ sở vật chất, bố trí cán bộ phù hợp nhất là cơ sở cấp huyện để bảo đảm thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Nội dung thứ 4, theo ông Đoàn Hồng Phong, Thanh tra Chính phủ sẽ tham mưu Chính phủ, Thủ tướng đưa cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo vào một nhánh của Đề án 06 để kết nối liên thông trên phạm vi toàn quốc.
Trả lời chất vấn về việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Tổng Thanh tra nêu lại yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định việc xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại về hành chính đã có hiệu lực pháp luật phát hiện có vi phạm.
Trong nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 75 còn có nội dung chưa phù hợp với pháp luật về khiếu nại và báo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Thực hiện yêu cầu này, theo ông Phong, ngày 8/11/2018, Chính phủ đã có báo cáo và đề nghị, trong khi chưa sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo thì cho phép Chính phủ giữ nguyên quy định tại Điều 20 của Nghị định 75, tạo cơ sở pháp lý để Chính phủ chỉ đạo Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục rà soát, chỉ đạo, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại tố cáo tồn đọng.
Năm 2019, Tổng Thư ký Quốc hội có văn bản thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ rà soát, sửa đổi Điều 20 của Nghị định 75.
Sau đó, Chính phủ đã họp và giao Thanh tra Chính phủ tham mưu sửa đổi. “Thanh tra Chính phủ đã tham mưu và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, trong đó có Điều 38 sửa đổi Điều 20 của Nghị định số 75 theo quy định của pháp luật và kiến nghị của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, ông Đoàn Hồng Phong cho hay.
- Nghị định số 75 năm 2012 - Điều 20: Xem xét lại việc giải quyết khiếu nại có vi phạm pháp luật
1. Khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ việc khiếu nại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết lại vụ việc khiếu nại hoặc giao Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra, xem xét lại vụ việc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết.
2. Khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ việc khiếu nại, Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiến nghị người có thẩm quyền giải quyết lại vụ việc khiếu nại hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Kết quả kiểm tra, xem xét lại vụ việc khiếu nại được xử lý như sau:
a) Trường hợp Thủ tướng Chính phủ kết luận việc giải quyết khiếu nại là đúng pháp luật, người ra quyết định giải quyết khiếu nại tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại và thông báo công khai chấm dứt việc xem xét, giải quyết vụ việc khiếu nại.
b) Trường hợp Thủ tướng Chính phủ kết luận việc giải quyết khiếu nại sai một phần hoặc sai toàn bộ, người ra quyết định giải quyết khiếu nại giải quyết lại vụ việc, sửa sai, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và thông báo công khai việc giải quyết lại vụ việc khiếu nại.
c) Người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, kết luận của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về việc giải quyết khiếu nại.
- Nghị định số 124 năm 2022 - Điều 38: Xem xét việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật
Khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người có thẩm quyền hoặc giao Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 21/11, Chánh Thanh tra thành phố Hải Phòng Bùi Thị Hồng Vân chủ trì buổi đối thoại với bà Bùi Thị Nức có đơn khiếu nại (lần 2) gửi Chủ tịch UBND thành phố khiếu nại Quyết định số 8112/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 của Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên về việc giải quyết khiếu nại (lần đầu).
Kim Thành
19:39 21/11/2024(Thanh tra) - Quyết định số 4001/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định khẳng định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với ông Nguyễn Văn Sang là đúng quy định pháp luật. Quyết định giữ nguyên các nội dung trước đó, đồng thời bác bỏ các khiếu nại của ông Sang về việc yêu cầu bồi thường theo loại đất ở, bồi thường 100% giá trị ngôi nhà và giao đất tái định cư diện tích 100m².
Hoàng Hiệp
19:17 21/11/2024Lâm Ánh
21:19 19/11/2024Trần Kiên
20:18 19/11/2024Nhóm phóng viên
16:17 19/11/2024Vũ Linh
00:00 19/11/2024Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu
Hương Giang
Trần Trung
Thái Hải
Hương Giang
Ngọc Phó
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Thanh Lương