Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Chủ nhật, 22/01/2023 - 06:35
(Thanh tra) - Câu chuyện giữa chúng tôi với Trưởng ban Tiếp công dân (TCD) Trung ương (TƯ) Nguyễn Hồng Điệp bắt đầu như vậy khi nói về các vụ việc khiếu nại, tố cáo (KNTC) tồn đọng, kéo dài...
Trưởng ban TCDTƯ Nguyễn Hồng Điệp nhấn mạnh: Người đứng đầu không ngại tiếp dân là “chìa khoá” kết thúc các vụ việc KNTC tồn đọng, kéo dài. Ảnh: TH
Chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu
Sau hơn 3 năm từ khi triển khai theo Quyết định số 1849 ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ công tác chỉ đạo giải quyết một số vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài, đã có 798/979 vụ việc KNTC phức tạp, tồn đọng, kéo dài được rà soát (đạt 81,51%). Số vụ việc được giải quyết dứt điểm, công dân không còn khiếu kiện là 744/979 vụ việc (đạt 76%).
Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội luôn được giữ vững, tình hình khiếu kiện của công dân tại các cơ quan TƯ không còn gay gắt như trước, số vụ việc, số lượt người và số lượt đoàn đông người năm sau giảm so với năm trước, các vụ việc khiếu kiện đông người, vượt cấp với thái độ bức xúc, gay gắt gây mất an ninh trật tự đã được giảm thiểu… góp phần vào thành công của đại hội Đảng các cấp, Đại hội Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
“Đặc biệt, qua các tổ công tác của Thanh tra Chính phủ (TTCP) làm việc, kiểm tra tại địa phương, chúng tôi đánh giá đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu về công tác TCD, giải quyết KNTC. Bằng chứng là tỷ lệ giải quyết các vụ việc KNTC luôn ở tỷ lệ trên 85%, thời hạn giải quyết được đảm bảo; chủ tịch UBND tỉnh thường xuyên tiếp dân định kỳ theo quy định mà không còn ủy quyền cho cấp phó tiếp thay. Cá biệt, ở một số địa phương, đồng chí bí thư tỉnh ủy cũng thường xuyên tiếp dân, đối thoại với dân như Thái Nguyên, Nghệ An…”, ông Điệp cho biết.
Mặt khác, kết quả theo dõi của Trụ sở TCDTƯ trong 3 năm gần đây cho thấy, số vụ việc, số lượt người và số lượt đoàn đông người năm sau giảm so với năm trước; các vụ việc công dân khiếu kiện đông người, thái độ bức xúc, gay gắt đã được giảm thiểu; tình trạng công dân tụ tập thành đoàn đông người tại các cơ quan TƯ và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước gây mất an ninh, trật tự đã được hạn chế.
Điều đặc biệt là UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ đã chủ động thành lập tổ công tác, ban hành kế hoạch và lập danh sách các vụ việc để rà soát. Đến nay, dù đã thực hiện rà soát cơ bản các vụ việc KNTC tồn đọng, kéo dài theo chỉ đạo Tổ Công tác 1849 và Kế hoạch 363 của TTCP, nhưng các địa phương vẫn liên tục, thường xuyên nắm chắc tình hình KNTC tại địa phương, tiếp tục chủ động rà soát, kịp thời tiếp dân, đối thoại, xử lý vụ việc ngay từ khi còn là “đốm lửa nhỏ”, không để bùng lên thành “đốm lửa lớn”, “đám cháy lớn”…
“Chìa khóa” để có được những kết quả như vậy, trước hết, chính là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đối với công tác khó khăn, vất vả nhưng rất quan trọng này; là sự chủ động, trách nhiệm của người đứng đầu ở địa phương trong thực hiện triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản, các ý kiến chỉ đạo của TƯ về TCD, giải quyết KNTC trên địa bàn, đặc biệt là rà soát, giải quyết các vụ việc KNTC đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài.
Đặc biệt, Quyết định 1849/QĐ-TTg và hoạt động kiểm tra của Tổ Công tác 1849 thực hiện kiểm tra, chỉ đạo 24 vụ việc tại 10 địa phương như một “cú hích” đủ lớn lên lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, để tinh thần trách nhiệm, nhận thức về công tác TCD, giải quyết KNTC của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp nâng lên rõ rệt, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành. Người đứng đầu đã không còn ngại tiếp dân, thay vào đó đã chủ động tiếp dân định kỳ, tăng cường đối thoại với dân; giải quyết hiệu quả các vụ việc KNTC ngay từ cơ sở; nâng cao chất lượng giải quyết lần đầu, chú trọng giải quyết hết nội dung vụ việc thay vì giải quyết hết thẩm quyền.
Bên cạnh đó, chính là sự quan tâm sát sao, chỉ đạo quyết liệt của Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong. Liên tục trong thời gian dài, qua các buổi họp giao ban định kỳ và họp đột xuất, vấn đề TCD, giải quyết KNTC, đặc biệt là rà soát các vụ việc KNTC phức tạp, tồn đọng, kéo dài luôn là nội dung quan trọng được Tổng Thanh tra quan tâm, chỉ đạo. Yêu cầu của Tổng Thanh tra là chất lượng, tiến độ, hiệu quả công việc ứng với thời hạn cụ thể, rất tường minh, rõ ràng.
Đặt mình vào vị trí của người dân để hiểu và chia sẻ
Theo ông Điệp, "dù được sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhưng đến nay, trong 979 vụ việc được lập danh sách để TƯ và địa phương rà soát, thì mới có kết quả rà soát 798/979 vụ việc (81,51%), đây là con số chưa được như kỳ vọng của chúng tôi - những người theo sát chương trình của Tổ Công tác 1849 từ những ngày đầu.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện rà soát của cơ quan chức năng ở địa phương, đâu đó vẫn còn tình trạng rà soát về mặt hình thức cho đủ thủ tục, để có kết quả báo cáo, mà chưa thực sự quan tâm đến nội dung vụ việc, quan tâm đến quá trình giải quyết trước đây có điểm gì chưa chính xác, chưa đúng mà công dân vẫn tiếp khiếu, chưa chủ động đối thoại và vận dụng các chính sách xã hội để giải quyết. Cùng với đó, một số trường hợp công dân không hợp tác cũng là trở ngại đối với quá trình rà soát vừa qua.
““Trên nóng, dưới đã nóng”, đã sát sao, quyết liệt, đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ TƯ đến địa phương, nhưng vẫn còn 181/979 vụ việc (18,49%) chưa có kết quả rà soát, 24% với 235/979 vụ việc công dân tiếp khiếu, tiếp tố tại trụ sở TCDTƯ, công dân đến trụ sở để hỏi về kết quả rà soát, công dân đến để phản ánh không được đối thoại... Đây là điều mà những người làm công tác tiếp dân như chúng tôi rất trăn trở”, Trưởng ban TCDTƯ chia sẻ.
Trước mắt, ngành Thanh tra lấy con số 24% công dân tái khiếu làm mục tiêu, phấn đấu để hạ tỷ lệ này xuống; tăng cường đối thoại, tuyên truyền, vận động, giải thích; giải quyết triệt để các nội dung KNTC của công dân đối với những nội dung thuộc thẩm quyền, kịp thời báo cáo, kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền các nội dung vượt thẩm quyền.
Về lâu dài, các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ cần tiếp tục thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực; tăng cường tuyên truyền, vận động, thuyết phục để công dân hiểu và chấp hành các quyết định giải quyết đã có hiệu lực. Cùng với đó, người đứng đầu tại địa phương cần tăng cường tiếp dân, chủ động đối thoại, thường xuyên phối hợp với Trụ sở TCDTƯ, theo dõi, nắm chắc tình hình khiếu kiện của công dân, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Đối với các vụ việc KNTC phức tạp, tồn đọng, kéo dài, chủ tịch UBND cấp tỉnh cần khẩn trương rà soát các vụ việc có “nguy cơ”; các vụ việc đã có kết quả rà soát và thực hiện đầy đủ các bước hoặc đối thoại theo Kế hoạch 363 thì địa phương cần thống nhất với TTCP và trụ sở TCDTƯ để ban hành thông báo chấm dứt vụ việc; đối với các vụ việc chưa đối thoại, địa phương cần đối thoại và thực hiện các bước theo Kế hoạch 363; kết quả thực hiện báo cáo về TTCP để theo dõi, tổng hợp.
Chia tay chúng tôi, Trưởng ban TCDTƯ cho biết thêm, Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong đánh giá cao về kết quả tổng hợp, theo dõi, cũng như những kiến nghị, đề xuất của Ban TCDTƯ, luôn yêu cầu số liệu tổng hợp phải trung thực, khách quan, không được vì thành tích trước mắt mà tô hồng, càng không được “nọ kia” mà bôi đen kết quả. Số liệu phải đúng, phải chuẩn để còn biết mà điều chỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Cái gì mình đã làm tốt rồi, thì cần làm tốt hơn nữa, cái gì chưa tốt thì cần xem vướng mắc ở đâu để tháo gỡ mà làm cho tốt.
Người đứng đầu ngành Thanh tra từng nhiều lần nhấn mạnh rằng, bà con đi khiếu kiện không phải là của riêng một địa phương nào, mà là của TƯ, vì vậy không được phép đùn đẩy, né tránh tiếp dân. Vì sao lại ngại tiếp dân khi đó là "đồng bào", là “đồng chí” thậm chí là “đồng hương” của mình. Tổng Thanh tra yêu cầu cán bộ, công chức ngành Thanh tra phải xem công dân như người thân của mình, phải đặt mình vào vị trí của người dân để hiểu và chia sẻ, cùng với đó phải xem người dân là “trung tâm”, là “chủ thể” trong hoạt động TCD, giải quyết KNTC, qua đó bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, góp phần giữ vững an ninh - trật tự, an toàn xã hội.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Qua 10 năm, việc thực hiện công tác tiếp công trên địa bàn thành phố Cao Lãnh đã đi vào nền nếp. Lãnh đạo ban, ngành và xã, phường thực hiện tiếp công dân định kỳ và đột xuất theo quy định, đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết định giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc bức xúc của công dân; kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại (KN), tố cáo (TC) mới phát sinh, tập trung giải quyết dứt điểm từ cơ sở.
Thu Huyền
13:56 11/12/2024(Thanh tra) - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kết luận số 142/KL-UBND về nội dung tố cáo đối với ông Lê Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ về việc ký quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công dân.
Hoàng Long
21:00 10/12/2024Hương Giang
15:52 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Trà Vân
06:30 09/12/2024Cảnh Nhật
16:41 08/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà