Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 23/12/2021 - 22:11
(Thanh tra) - Là đề tài khoa học cấp bộ năm 2020 - 2021 do ông Cao Văn Thống, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm Chủ nhiệm được Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ đánh giá đạt yêu cầu, đủ điều kiện để nghiệm thu chính thức.
Ông Cao Văn Thống trình bày kết quả nghiên cứu tại hội nghị đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài. Ảnh: TH
Tại hội nghị, ông Cao Văn Thống cho rằng, thời gian qua, việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã cơ bản đảm bảo được thực hiện đúng nguyên tắc, quy định thủ tục, quy trình… Tuy nhiên, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm và bất cập.
“Trong nhiều trường hợp còn có tâm lý ngại va chạm, né tránh, có khi còn sợ liên đới trách nhiệm, nhất là giải quyết đơn tố cáo với cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý, việc đùn đẩy lên cấp trên và giữa các cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được khắc phục triệt để, sự phối hợp, kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa chủ động, kịp thời” - ông Thống cho biết.
Trong khi, các mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã, đang bộc lộ những yếu tố tiêu cực, tác động không nhỏ tới xã hội và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức làm cho việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phức tạp, nội dung liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều người và việc làm rõ những khuyết điểm, sai phạm của tổ chức, cá nhân là hết sức khó khăn.
Qua thực tiễn nghiên cứu, Ban Chủ nhiệm đề tài nhận thấy có một số vấn đề đặt ra nhằm nâng cao vai trò của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cấp ủy trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đó là: Hệ thống pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và hệ thống pháp luật chuyên ngành vẫn còn không ít bất cập, thiếu thống nhất, đồng bộ, cụ thể, nhất quán và có những quy định còn sơ hở, chưa sát với thực tiễn.
Mặt khác, một số cấp ủy Đảng, người đứng đầu cấp ủy chưa thực sự quan tâm, chưa làm trọn trách nhiệm của mình trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của mình, nhất là ở cấp cơ sở; một số nơi, các cơ quan tham mưu giúp việc cấp ủy chưa thực hiện tốt việc tham mưu giúp cấp ủy Đảng trong việc thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, việc phát huy vai trò của Mặt trận, người dân, các cơ quan ngôn luận trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa cao.
Với mục tiêu nghiên cứu là đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao vai trò của các cấp ủy Đảng, người đứng đầu cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo gắn với việc tổ chức thực hiện việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nước ta nhằm thực hiện tốt hơn công tác này trong thời gian tới, đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về vai trò của cấp ủy đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chương 2: Thực trạng vai trò của cấp ủy Đảng trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nước ta từ Đại hội XII của Đảng đến nay; Chương 3: Quan điểm, phương hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao vai trò của cấp ủy Đảng trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian tới.
Góp ý tại hội thảo, PGS.TS. Vũ Trọng Lâm, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, đề tài có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn; mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là hợp lý. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn kết quả nghiên cứu, Ban Chủ nhiệm đề tài cần bổ sung mục lục của đề tài, tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan, trong đó, tóm tắt kết quả các công trình nghiên cứu và những nội dung đề tài sẽ kế thừa, khoảng trống chưa được nghiên cứu và các vấn đề đặt ra đối với đề tài.
Tại Chương I, tên mục 1.2 là: “Quan điểm chủ nghĩa mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh...” cần thêm các chữ: “Đường lối”, “chính sách”, “pháp luật” sau từ “quan điểm”; mục 1.3 về ý nghĩa, tác dụng của sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cấp ủy trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại nên chuyển xuống sau mục 1.4 về nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; mục 2.4 về một số vấn đề đặt ra nhằm nâng cao vai trò của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cấp ủy trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại nên đưa vào mục 2.3.2 về hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân.
Tại Chương II và Chương III trong phần hạn chế, khuyết điểm và các giải pháp, Ban Chủ nhiệm đề tài cần sắp xếp theo các nhóm vấn đề.
ThS. Phạm Thị Thu Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra cho rằng, đây là một đề tài có tính mới và có tính khả thi cao. Tại Chương I, đây là phần nội dung Ban Chủ nhiệm đã đầu tư rất lớn, tuy nhiên, phần đánh giá pháp luật của Nhà nước hiện đang bị trùng với nội dung tại Chương II nên cần chuyển nội dung này sang Chương II; nội dung về ý nghĩa, tác dụng của sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cấp ủy đảng trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cần có sự tách bạch rõ hơn thành các nội dung nhỏ; bổ sung các nguyên tắc chỉ đạo của cấp ủy Đảng.
Tại Chương II, Ban Chủ nhiệm đề tài nên bổ sung một số đánh giá về những tồn tại, hạn chế. Đối với Chương III, đề tài cần bổ sung kinh nghiệm của một số nước, đặc biệt là Trung Quốc, trong việc nâng cao vai trò của các ủy Đảng trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Kết luận hội nghị, TS. Nguyễn Quốc Hiệp, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng cho rằng, khiếu nại, tố cáo đang là một điểm nóng và đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ Trung ương đến cấp cơ sở. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ, toàn diện, cụ thể về vai trò của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cấp ủy trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
“Chương I của đề tài cần tập trung làm rõ vai trò của cấp ủy đảng trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; làm sâu hơn những bất cập, hạn chế về mặt lý luận cản trở tới thực tiễn giải quyết trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bổ sung đánh giá sự khác nhau giữa giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Đảng với giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Nhà nước. Chương II cần có những đánh giá chung khi đưa ra những tồn tại, hạn chế trên cơ sở phân tích số liệu tại các báo cáo hàng năm. Chương III của đề tài đã đưa ra được các giải pháp có tính khả thi và ứng dụng cao”, TS. Nguyễn Quốc Hiệp khẳng định.
Với những kết quả đạt được, Hội đồng thống nhất đánh giá đề tài đạt yêu cầu, đủ điều kiện để nghiệm thu chính thức. Ban Chủ nhiệm đề tài cần chỉnh sửa những nội dung theo ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chủ động nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phát hiện những vụ việc KNTC ảnh hưởng lớn tới an ninh, trật tự để giải quyết dứt điểm, không để phát sinh thành “điểm nóng”, được huyện Kim Sơn xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Trung Hà
19:47 22/11/2024(Thanh tra) - Chiều 21/11, Chánh Thanh tra thành phố Hải Phòng Bùi Thị Hồng Vân chủ trì buổi đối thoại với bà Bùi Thị Nức có đơn khiếu nại (lần 2) gửi Chủ tịch UBND thành phố khiếu nại Quyết định số 8112/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 của Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên về việc giải quyết khiếu nại (lần đầu).
Kim Thành
19:39 21/11/2024Hoàng Hiệp
19:17 21/11/2024Lâm Ánh
21:19 19/11/2024Trần Kiên
20:18 19/11/2024Nhóm phóng viên
16:17 19/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương