Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 15/06/2023 - 09:15
(Thanh tra) - Những năm qua, công tác tiếp công dân (TCD), giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; người đứng đầu đã quan tâm đến công tác tiếp dân, tỷ lệ giải quyết các vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền đạt tỷ lệ trên 85%; các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác TCD đã được thể chế hóa thành các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để đi vào cuộc sống.
Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong trong một cuộc tiếp công dân định kỳ. Ảnh: TH
Né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không tổ chức tiếp dân, đối thoại với dân
Giai đoạn từ 1/7/2016 đến 1/7/2022, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì tình hình KNTC cũng diễn biến phức tạp, nhất là khi đời sống của người dân được nâng cao, nhận thức pháp luật của người dân có những chuyển biến rõ rệt.
Báo cáo của Chính phủ cho thấy, so với giai đoạn 2011 - 2016, số lượt người đến cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để KNTC, kiến nghị, phản ánh tăng 67,6%, số lượt đoàn đông người tăng 9,2%, nhưng số vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Nhà nước giảm 16,1%, điều này hàm ý rằng tình trạng người dân tiếp khiếu, tiếp tố tăng và số vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài có xu hướng tăng thêm.
Theo đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV, nguyên nhân của tình trạng này chính là do trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều mối quan hệ phát sinh, đan xen và diễn biến nhanh, việc điều chỉnh bằng văn bản pháp luật và công tác quản lý Nhà nước chưa theo kịp thực tiễn, nhất là trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, đầu tư, xây dựng, y tế, giáo dục…
Việc đảm bảo tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp và của một số cơ quan có thẩm quyền còn chưa kịp thời, đầy đủ, khách quan, còn có biểu hiện hình thức.
Bên cạnh đó, thủ trưởng cơ quan hành chính ở một số nơi chưa thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về TCD, giải quyết KNTC. Còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, ngại va chạm, không tổ chức tiếp dân, đối thoại với dân, thiếu quyết liệt, khách quan, công tâm trong giải quyết, dẫn đến nhiều vụ việc không được giải quyết dứt điểm, trở thành vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài.
Ngoài ra, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người KNTC còn hạn chế. Nhiều vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, thấu tình, đạt lý, đã được kiểm tra, rà soát, nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu kiện kéo dài, thậm chí có những phản ứng tiêu cực, gây rối trật tự hoặc bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, kích động tham gia khiếu kiện đông người, vượt cấp.
Phấn đấu 100% người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp TCD định kỳ, đầy đủ từ năm 2023
Trước thực trạng đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời có các giải pháp cụ thể để phát huy những ưu điểm, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH15 ngày 7/10/2022 (Nghị quyết 623) nhằm tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về TCD, giải quyết KNTC.
Đối với Thanh tra Chính phủ (TTCP), Thủ tướng Chính phủ giao tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 623 và nâng cao hiệu quả công tác tham mưu giúp Chính phủ trong công tác TCD, giải quyết KNTC, đi kèm với đó là hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết.
Trao đổi về Nghị quyết 623, Trưởng Ban TCD Trung ương Nguyễn Hồng Điệp chia sẻ, Nghị quyết 623 đã đáp ứng sự mong mỏi của những người làm công tác TCD, giải quyết KNTC nói chung và của ngành Thanh tra nói riêng. Nghị quyết là pháp lệnh, do đó sẽ có căn cứ pháp luật để thực hiện, tuy nhiên, đây là lĩnh vực khó, tương đối rộng, nên để thực hiện có hiệu quả các kiến nghị, đề xuất của Nghị quyết là một vấn đề không hề đơn giản.
Từ góc độ của TTCP, Trưởng Ban TCD Trung ương cho rằng, mục tiêu của nghị quyết chính là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác TCD và giải quyết KNTC; đảm bảo quyền KNTC của công dân theo đúng quy định của pháp luật; hạn chế tối đa các vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài, công dân tập trung tới các cơ quan Trung ương trước, trong và sau thời gian diễn ra các kỳ họp của Trung ương khóa XIII, Quốc hội khóa XV và các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của đất nước.
Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm trong công tác TCD, giải quyết KNTC, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc TCD định kỳ, phát huy hiệu quả công tác TCD gắn với giải quyết KNTC. Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp TCD định kỳ, đầy đủ theo quy định kể từ năm 2023.
Nghị quyết cũng yêu cầu bộ, ngành, địa phương định hướng, đầu tư nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đối với đội ngũ cán bộ làm công tác TCD, giải quyết KNTC; đổi mới hình thức, nội dung và lựa chọn vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả.
Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan hành chính với cơ quan tư pháp; giữa các cơ quan Trung ương và địa phương trong các công tác TCD, giải quyết KNTC; thông tin và dự báo kịp thời tình hình KNTC của công dân; triển khai hiệu quả mô hình luật sư, luật gia tư vấn miễn phí tại trụ sở TCD của các địa phương.
Phát hiện những thiếu sót, tồn tại trong công tác TCD, giải quyết KNTC để kịp thời chấn chỉnh, xử lý.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về TCD, giải quyết KNTC
Để thực hiện các mục tiêu quan trọng này, TTCP sẽ rà soát các quy định của Luật TCD, Luật KN, Luật TC để hướng dẫn bộ, ngành và địa phương thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, tránh mâu thuẫn, chồng chéo; tập trung đánh giá các quy định về việc tổ chức TCD định kỳ của người đứng đầu, mô hình TCD của ban TCD cấp huyện, việc TCD trực tuyến.
Lập danh sách và có kế hoạch rà soát giải quyết dứt điểm các vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài thường xuyên tụ tập khiếu kiện tại trụ sở các cơ quan Trung ương và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cũng như các vụ việc khiếu kiện tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh - trật tự.
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện TCD, giải quyết KNTC, nhất là sự phối hợp giữa cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp; tăng cường phối hợp giữa Trụ sở TCD Trung ương, Bộ Công an và công an các địa phương kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc lợi dụng khiếu kiện để kích động, lôi kéo gây mất trật tự công cộng, an ninh, an toàn xã hội.
TTCP sẽ đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính trong việc thực hiện quy định pháp luật về TCD, giải quyết KNTC; thanh tra công tác quản lý Nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực được dư luận và nhân dân quan tâm, nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh KNTC.
Tăng cường hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH15, thực hiện các quy định của Đảng, của pháp luật về TCD, giải quyết KNTC, đặc biệt là việc TCD định kỳ của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chủ động nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phát hiện những vụ việc KNTC ảnh hưởng lớn tới an ninh, trật tự để giải quyết dứt điểm, không để phát sinh thành “điểm nóng”, được huyện Kim Sơn xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Trung Hà
19:47 22/11/2024(Thanh tra) - Chiều 21/11, Chánh Thanh tra thành phố Hải Phòng Bùi Thị Hồng Vân chủ trì buổi đối thoại với bà Bùi Thị Nức có đơn khiếu nại (lần 2) gửi Chủ tịch UBND thành phố khiếu nại Quyết định số 8112/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 của Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên về việc giải quyết khiếu nại (lần đầu).
Kim Thành
19:39 21/11/2024Hoàng Hiệp
19:17 21/11/2024Lâm Ánh
21:19 19/11/2024Trần Kiên
20:18 19/11/2024Nhóm phóng viên
16:17 19/11/2024Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu
Cảnh Nhật
Văn Thanh