Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiến nghị thanh tra, xử lý dứt điểm các vụ khiếu kiện về đất nông, lâm trường

Hương Giang

Thứ năm, 22/02/2024 - 12:42

(Thanh tra) - Ban Dân nguyện cho rằng, cần có giải pháp căn cơ, quyết liệt để giải quyết vấn đề đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý dứt điểm một số vụ việc nổi cộm có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai và cổ phần hóa đất nông, lâm trường.

Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình. Ảnh: P.Thắng

Nội dung này được Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề cập khi trình bày báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 12/2023 và tháng 1/2024 tại phiên họp thứ 30, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 22/2.

Khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, môi trường tiếp tục phức tạp

Theo ông Dương Thanh Bình, trong tháng 12/2023 và tháng 1/2024, tình hình công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có chiều hướng giảm so với tháng 11/2023.

Tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, các cơ quan đã tiếp 665 lượt với 1.344 công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 665 vụ việc và có 37 lượt đoàn đông người.

Trong kỳ báo cáo và thời gian diễn ra kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, các công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa điểm Tiếp công dân của Quốc hội và Trụ sở Tiếp công dân Trung ương về cơ bản đều chấp hành nghiêm quy định của pháp luật; không gây ra các vụ việc, tình huống phức tạp về an ninh trật tự.

“Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng những người khiếu kiện kéo dài tại Hà Nội”, Trưởng Ban Tiếp công dân nêu.

Báo cáo cho thấy, có 8 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người của các địa phương (Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Dương, Tiền Giang và Vĩnh Phúc) tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Cạnh đó, theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, trong tháng 12/2023 và tháng 1/2024, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, môi trường, xây dựng và lao động ở một số địa phương vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Đáng lưu ý, có 5 vụ việc khiếu kiện nổi lên có dấu hiệu phức tạp về an ninh, trật tự.

Ông Dương Thanh Bình cũng cho hay, 2 vụ việc phức tạp, kéo dài cần được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, khẩn trương giải quyết dứt điểm.

Trong đó, có vụ liên quan đến việc thực hiện cổ phần hóa nông lâm trường Quốc doanh tại các tỉnh Tây Nguyên; vụ liên quan đến dự án điện gió.

Cần hướng dẫn bồi thường tài sản trong hành lang an toàn điện gió

Ban Dân nguyện kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương, các địa phương có giải pháp căn cơ, quyết liệt để giải quyết vấn đề đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý dứt điểm một số vụ việc nổi cộm có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai và cổ phần hóa đất nông, lâm trường trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

Kiến nghị nữa là, giao bộ, ngành hữu quan khẩn trương tham mưu, trình Chính phủ hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ đối với đất, tài sản trên đất nằm trong khu vực hành lang an toàn cột tháp gió của Nhà máy điện gió.

Đồng thời, nghiên cứu về tác động của cánh quạt tuabin điện gió và tiếng ồn của tuabin gió để sửa đổi, bổ sung quy định về tiếng ồn, khoảng cách an toàn của cột tháp gió nhằm giảm thiểu tác động đến đời sống và sức khỏe của người dân và đảm bảo an toàn đối với công trình điện gió.

Về 8 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, Ban Dân nguyện đề nghị có chỉ đạo UBND các tỉnh, TP: Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Dương, Tiền Giang và Vĩnh Phúc tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm vụ việc.

“Những vụ việc đã được rà soát, rà soát nhiều lần thì đề nghị phối hợp chặt chẽ với cơ quan Trung ương tuyên truyền, vận động công dân chấp hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật”, ông Dương Thanh Bình nói.

Còn 5 vụ việc có dấu hiệu phức tạp về an ninh, trật tự, Ban Dân nguyện đề xuất có chỉ đạo UBND TP Hà Nội và UBND các tỉnh Hưng Yên, Lâm Đồng, Nghệ An chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các cơ quan hữu quan ở Trung ương tổ chức tiếp, đối thoại tại địa phương, chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền thụ lý, ban hành quyết định giải quyết (nếu còn thẩm quyền); tổ chức rà soát, rà soát lại nếu có căn cứ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Cao Lãnh kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh

Thành phố Cao Lãnh kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh

(Thanh tra) - Qua 10 năm, việc thực hiện công tác tiếp công trên địa bàn thành phố Cao Lãnh đã đi vào nền nếp. Lãnh đạo ban, ngành và xã, phường thực hiện tiếp công dân định kỳ và đột xuất theo quy định, đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết định giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc bức xúc của công dân; kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại (KN), tố cáo (TC) mới phát sinh, tập trung giải quyết dứt điểm từ cơ sở.

Thu Huyền

13:56 11/12/2024
Kết luận tố cáo Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ

Kết luận tố cáo Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ

(Thanh tra) - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kết luận số 142/KL-UBND về nội dung tố cáo đối với ông Lê Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ về việc ký quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công dân.

Hoàng Long

21:00 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm