Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khiếu nại, tố cáo tăng, xuất hiện vụ sử dụng “xã hội đen” giải quyết tranh chấp đất đai

Hương Giang

Thứ năm, 15/12/2022 - 17:40

(Thanh tra) - Tình hình khiếu nại, tố cáo tháng 10, 11 có chiều hướng tăng so với tháng trước. Đáng lưu ý, đã xảy ra một số vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, trong đó có trường hợp sử dụng băng nhóm “xã hội đen” để giải quyết tranh chấp.

Toàn cảnh phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: P.Thắng

Chiều ngày 15/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 10 và tháng 11 năm 2022.

Khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, xây dựng diễn biến phức tạp

Báo cáo tại phiên họp, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho hay, theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ và Bộ Công an, trong tháng 10 và tháng 11, tình hình công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có chiều hướng tăng so với tháng 9, nhất là các đoàn đông người.

Trong kỳ báo cáo, có 14 đoàn đông người với 212 người của các địa phương kéo ra Trung ương khiếu kiện. Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai, xây dựng, ô nhiễm môi trường…

Tán thành với báo cáo công tác dân nguyện, Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm cho hay, so với tháng 9, tình hình khiếu nại, tố cáo có tăng nhưng “tăng nhẹ”. Một trong những nguyên nhân là do sau giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nên các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm hơn.

“Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có tác dụng rất tốt. Đây là vấn đề cần đánh giá trong báo cáo dân nguyện”, ông Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh.

Liên quan đến giải quyết các vụ việc khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài, theo ông Trần Ngọc Liêm, Thanh tra Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng và Thủ tướng đã có văn bản yêu cầu tiếp tục rà soát để xử lý.

“Các vụ việc khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài sẽ giải quyết trong quý I, II năm 2023. Giải quyết dứt điểm các vụ việc này khó vì có những vụ việc diễn ra từ lâu, cần phải xử lý hợp lý, hợp tình”, Phó Tổng Thanh tra cho hay.

Công tác quản lý đất đai ở cơ sở bị buông lỏng thời gian dài

Một vấn đề đáng lưu ý, theo ông Dương Thanh Bình, trên phạm vi cả nước, đã xảy ra một số vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, trong đó có nhiều vụ việc xuất phát từ tranh chấp dân sự, kinh tế liên quan đến đất đai, khai thác mặt nước.

Dẫn vụ việc dùng băng nhóm “xã hội đen” để giải quyết tranh chấp đất tại xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, ông Bình cho biết, nguyên nhân của tình trạng trên “phần lớn do công tác quản lý đất đai của chính quyền cấp cơ sở bị buông lỏng trong thời gian dài”.

Còn tình trạng một số cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ; người dân lợi dụng sự buông lỏng quản lý, lợi dụng kẽ hở của pháp luật tự ý bao chiếm đất công, đất rừng…

Theo Trưởng ban Dân nguyện, thời gian qua, lực lượng công an địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng sử dụng băng nhóm “xã hội đen” để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp.

Do lực lượng còn mỏng, việc thực hiện giao đất, giao rừng còn chậm trễ, có trường hợp còn có sai phạm dẫn đến khó khăn trong công tác giải quyết tranh chấp, xử lý triệt để đối với trường hợp vi phạm.

Ông Bình cho biết, về việc này, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuyên đề tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có ý kiến đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang tăng cường công tác quản lý đất đai, xử lý nghiêm với trường hợp xây dựng công trình trái phép, lấn chiếm đất công, đất rừng.

Đoàn giám sát đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo lực lượng công an ngăn chặn và xử lý kịp thời trường hợp dùng băng nhóm “xã hội đen” để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân.

Đang củng cố hồ sơ để xử vụ dùng “xã hội đen” giải quyết tranh chấp

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến cho hay, ở tỉnh Kiên Giang nói chung, Phú Quốc nói riêng nổi lên tình trạng tranh chấp đất đai. “Nguồn gốc đất ở Phú Quốc phức tạp, rất khó xác định giữa các hộ dân, giữa công ty nông lâm trường…”, ông Tuyến nói.

Liên quan đến vụ việc xảy ra ở Phú Quốc được đề cập trong báo cáo, theo ông Tuyến, Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Cảnh sát hình sự và Công an tỉnh Kiên Giang điều tra khám phá, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tập trung xác định rõ các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội.

“Vụ việc đang củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định pháp luật”, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, sau vụ việc trên, các băng, ổ nhóm đã được công an cơ sở rà soát, đưa vào đối tượng quản lý và chủ động biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến khẳng định, với trách nhiệm của mình, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các địa phương triển khai thực hiện các biện pháp nghiệp vụ.

“Trên địa bàn cả nước nói chung và Kiên Giang nói riêng, bộ đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp. Từ nay đến trước Tết Nguyên đán, bộ đã mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo an ninh trật tự dịp trước, trong và sau Tết”, Thứ trưởng Lê Văn Tuyến cho biết.

Cảnh báo tình trạng tiền chất ma túy pha trộn bánh kẹo, thuốc lá điện tử

Một trong những vấn đề cử tri, nhân dân đặc biệt lo lắng là tình trạng các loại tiền chất ma túy, ma túy tổng hợp pha trộn bánh kẹo, nước trái cây, thuốc lá điện tử…

Trước phản ánh cử tri, Ban Dân nguyện kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan và công an các địa phương nắm chắc địa bàn, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm để cảnh báo cho người dân để biết, phòng tránh tác hại và xử lý nghiêm theo quy định.

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến cho hay, Bộ Công an đã ký quy chế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022 để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về các loại chất ma tuý để chủ động phòng ngừa. 

“Thời gian qua, các loại tiền chất ma tuý có nhiều loại mới được các đối tượng sử dụng. Bộ Công an đang chỉ đạo công an các địa phương đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục”, ông Tuyến nói. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Kim Sơn, Ninh Bình: Không để phát sinh “điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo

Kim Sơn, Ninh Bình: Không để phát sinh “điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo

(Thanh tra) - Chủ động nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phát hiện những vụ việc KNTC ảnh hưởng lớn tới an ninh, trật tự để giải quyết dứt điểm, không để phát sinh thành “điểm nóng”, được huyện Kim Sơn xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Trung Hà

19:47 22/11/2024
Hải Phòng: Qua đối thoại, bà Bùi Thị Nức đồng ý rút toàn bộ nội dung đơn khiếu nại (lần 2)

Hải Phòng: Qua đối thoại, bà Bùi Thị Nức đồng ý rút toàn bộ nội dung đơn khiếu nại (lần 2)

(Thanh tra) - Chiều 21/11, Chánh Thanh tra thành phố Hải Phòng Bùi Thị Hồng Vân chủ trì buổi đối thoại với bà Bùi Thị Nức có đơn khiếu nại (lần 2) gửi Chủ tịch UBND thành phố khiếu nại Quyết định số 8112/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 của Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên về việc giải quyết khiếu nại (lần đầu).

Kim Thành

19:39 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm