Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/12/2020 - 06:00
(Thanh tra) - Gần 1.000 tiểu thương ở chợ đầu mối lâm sản Đông Hương, TP Thanh Hóa đã có đơn đề nghị gửi lãnh đạo tỉnh không nên quy hoạch chợ đầu mối nông lâm sản tại khu vực phía Bắc vì sẽ ảnh hưởng đến miếng cơm, manh áo, gây tâm lý hoang mang, lo lắng.
Chợ đầu mối lâm sản Đông Hương, TP Thanh Hóa. Ảnh: Văn Thanh
Để tìm hiểu thông tin, chúng tôi đã tìm gặp nhiều tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán tại chợ đầu mối lâm thủy sản Đông Hương, TP Thanh Hóa. Đa số ý kiến đều phản ánh: Mấy ngày nay, chúng tôi nghe có thông tin ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa ký ban hành văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và các đơn vị liên quan đề nghị xem xét trình Bộ Công thương quy hoạch thêm một chợ đầu mối nông lâm sản tại khu vực phía Bắc TP Thanh Hóa, thuộc địa giới hành chính huyện Hoằng Hóa với diện tích khoảng 30 - 40ha.
Mặc dù việc này chưa biết tỉnh Thanh Hóa sẽ quyết định như thế nào, thế nhưng thông tin này đã khiến cho gần 1.000 tiểu thương đang kinh doanh thường xuyên và không thường xuyên tại chợ đầu mối nông lâm thủy sản Đông Hương thấy hoang mang, lo lắng. Bởi vì, để có được một nơi khang trang, ổn định kinh doanh buôn bán lâu dài như bây giờ tại chợ đầu mối nông lâm thủy sản Đông Hương là rất khó khăn.
Thứ nhất, từ năm 2013, UBND TP Thanh Hóa và UBND tỉnh Thanh Hóa đã rất vất vả trong việc dẹp bỏ các chợ cóc, chợ tạm, chợ tự phát tại các đường Trịnh Thị Ngọc Lữ, Mai An Tiêm, Cầm Bá Thước… về chợ đầu mối nông lâm thủy sản Đông Hương để kinh doanh ổn định, lâu dài, phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, thực phẩm, môi trường, mỹ quan đô thị, văn minh thương mại, đáp ứng yêu cầu chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế xã hội. Thế nhưng, các tiểu thương về chợ mới được 7 năm nay, bây giờ TP Thanh Hóa lại đòi quy hoạch thêm một chợ đầu mối mới, trong trường hợp phải di chuyển đi chỗ khác thì làm sao gọi là ổn định, lâu dài, phát triển. Nếu phải chuyển đi, chuyển lại chỉ khiến các tiểu thương mệt mỏi, chán nản và gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Thứ hai, tính đến thời điểm hiện tại, TP Thanh Hóa và khu vực ngoại thành có bán kính chưa đầy 10km đã được chấp thuận chủ trương và quy hoạch 2 chợ đầu mối, nếu quy hoạch thêm một chợ đầu mối nữa với diện tích 30-40ha thì sẽ rất lãng phí, chồng chéo, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các tiểu thương ở khu vực hiện tại.
Thứ ba, trong văn bản đề xuất UBND TP Thanh Hóa cho rằng chợ đầu mối nông lâm sản Đông Hương có diện tích nhỏ hẹp, gây ách tắc giao thông, khó khăn trong công tác vệ sinh môi trường… nhưng thực tế thì TP Thanh Hóa và các đơn vị liên quan không có kết quả khảo sát, đánh giá. Do đó, những gì TP Thanh Hóa đề cập trong văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa đề xuất quy hoạch thêm một chợ đầu mối nữa chỉ là nhận định chủ quan, không khách quan.
Từ những lý do này, các tiểu thương ở chợ đầu mối lâm sản Đông Hương đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan đơn vị liên quan xem xét không trình Bộ Công thương quy hoạch thêm một chợ đầu mối nông lâm sản tại khu vực phía Bắc TP Thanh Hóa. "Việc giữ nguyên quy hoạch số lượng chợ đầu mối hiện tại sẽ tạo điều kiện để các tiểu thương chúng tôi ổn định sản xuất, kinh doanh, buôn bán lâu dài tại chợ đầu mối nông lâm thủy sản Đông Hương”, nguyện vọng của những hộ kinh doanh ở đây trình bày.
Được biết, liên quan đến vụ việc này, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Minh, đơn vị đầu tư xây dựng, quản lý chợ đầu mối lâm sản Đông Hương đã có đơn kiến nghị lên Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa và các cơ quan chức năng cho rằng: “Sau khi được tỉnh tạo điều kiện cho thuê đất và hoàn tất các thủ tục đầu tư theo quy định, năm 2013, chợ đi vào hoạt động giai đoạn 1 và năm 2015 đưa vào hoạt động giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư 189 tỷ đồng. Đến nay, chợ mới đi vào hoạt động tạm thời ổn định được 5 năm. Để di chuyển được các hộ tiểu thương về chợ kinh doanh, công ty đã phải tạo mọi điều kiện, cơ chế như miễn tiền thuê địa điểm kinh doanh đến 6 tháng để thu hút, giữ chân được các hộ tiểu thương. “Khi đầu tư thì từ tỉnh đến TP Thanh Hóa đều kêu gọi trải thảm đỏ mời gọi, thế nhưng khi chưa xem xét thực tế khách quan tại chợ chúng tôi mà lãnh đạo TP Thanh Hóa đã đề nghị quy hoạch một chợ đầu mối mới theo cảm tính thì khác gì đẩy doanh nghiệp vào bờ vực phá sản ?”.
Trước tình hình này, ngày 17/12/2020, ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Văn bản số 17528/UBND-KTTC giao Sở Công thương chủ trì phối hợp với các Sở: Kế hoạch Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và UBND huyện Hoằng Hóa, UBND TP Thanh Hóa nghiên cứu kiến nghị của Công ty Bình Minh, tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa theo quy định.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Văn Thanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Qua 10 năm, việc thực hiện công tác tiếp công trên địa bàn thành phố Cao Lãnh đã đi vào nền nếp. Lãnh đạo ban, ngành và xã, phường thực hiện tiếp công dân định kỳ và đột xuất theo quy định, đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết định giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc bức xúc của công dân; kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại (KN), tố cáo (TC) mới phát sinh, tập trung giải quyết dứt điểm từ cơ sở.
Thu Huyền
13:56 11/12/2024(Thanh tra) - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kết luận số 142/KL-UBND về nội dung tố cáo đối với ông Lê Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ về việc ký quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công dân.
Hoàng Long
21:00 10/12/2024Hương Giang
15:52 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Trà Vân
06:30 09/12/2024Cảnh Nhật
16:41 08/12/2024Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trọng Tài
Nam Dũng