Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 20/10/2022 - 16:13
(Thanh tra) - Bị thu hồi nhà đất để giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường nối cao tốc tại tổ 15 khu 3A phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, tuy nhiên ông Nghiêm Xuân Ánh gần 3 năm nay vẫn không được bồi thường, không được bố trí tái định cư (TĐC), mặc dù có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)...
Anh Nghiêm Xuân Ánh tại vị trí nhà trước thời điểm bị phá dỡ (10/2020). Ảnh: PV
“Mất nhà mất đất”, gần 3 năm vẫn không được bồi thường?
Gia đình anh Nghiêm Xuân Ánh có nhà ở, đất ở tại địa chỉ tổ 15 khu 3A phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, Quảng Ninh. Toàn bộ diện tích nhà đất trên đều đã bị thu hồi phục vụ công tác GPMB dự án đường nối khu công nghiệp Cái Lân qua KCN Việt Hưng, đến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn từ đầu năm 2020.
Điều đáng nói là, sau hơn 1 năm kiến nghị phản ánh, nhiều người dân bị thu hồi nhà đất như trên đều đã được chính quyền địa phương giải quyết bố trí đất ở, xét mua TĐC hết, riêng hộ gia đình anh Nghiêm Xuân Ánh tới nay gần 3 năm vẫn không được bồi thường nhà ở, đất ở, không được bố trí TĐC mặc dù có GCNQSDĐ, có nhà trên đất, ở trực tiếp trên đất và không có nhà đất nào khác tại địa phương này.
Đất do gia đình khai phá, quản lý sử dụng ổn định bỗng biến thành đất do phường quản lý?
Toàn bộ diện tích hộ anh Nghiêm Xuân Ánh quản lý, sử dụng là 1.210m2, trong đó 276,8m2 đã được cấp GCNQSDĐ năm 2016. Phần diện tích 933,2 m2 đất còn lại là đất hiện trạng “đất hoang” do gia đình quản lý và sử dụng từ trước 1993.
Tại bản chứng nhận xác minh nhà đất do UBND phường Giếng Đáy kết luận toàn bộ diện tích 933,2 m2 này của hộ anh Ánh là đất hoang, mang tên UBND phường.
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với luật sư Hoàng Văn Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội về vấn đề này. Ông Hà cho biết, diện tích đất do UBND xã, phường được quản lý không quá 5% diện tích đất công ích của cả xã, phường (tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương) - theo Điều 59 và Điều 132 Luật đất đai 2013.
Như vậy, cần xem xét làm rõ, toàn bộ những diện tích đất trên địa bàn phường Giếng Đáy tại thời điểm trước khi thu hồi GPMB của dự án nêu trên. Nếu đất hiện trạng của những hộ dân có ghi là “đất hoang” - là đất chưa sử dụng tới, và toàn bộ diện tích đất nông nghiệp hiện có trên địa bàn có tổng diện tích là bao nhiêu, từ đó sẽ xác định rõ UBND phường này được quản lý không quá 5% trên tổng số này, từ đó mới có thể kết luận phần xác định đó là “đất do phường quản lý” được - luật sư Hoàng Văn Hà cho biết thêm.
Chưa nhận được tiền bồi thường, phường vẫn tổ chức cưỡng chế!
Anh Nghiêm Xuân Ánh cho biết, ban đầu anh đồng thuận chủ trương của chính quyền địa phương về việc làm đường, sẵn sàng bàn giao mặt bằng sớm. Tuy nhiên, khi nhận thấy phương án bồi thường rất thấp, không thỏa đáng, đặc biệt là toàn bộ diện tích 1.210m2 nêu trên được gia đình quản lý, bảo vệ từ trước năm 1993, có xây tường bao xung quanh; có xây kè đá kiên cố nhằm chống xói mòn, chống sạt lở từ năm 2012, ở trên đất và tổ chức sản xuất ổn định (trồng trọt, chăn nuôi trên đất).
Thời điểm gia đình xây dựng các công trình trên đất, bảo vệ đất từ khoảng năm 2010 đến 2012, trước thời điểm có quyết định thu hồi đất của TP Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh là cuối năm 2019. Tuy nhiên phương án bồi thường cho anh Ánh do địa phương lập (UBND phường Giếng Đáy và Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP Hạ Long) đối với phần này là "không đồng". Đồng thời, gia đình cũng không được bố trí TĐC mặc dù có GCNQSDĐ nên anh không đồng ý cách làm của chính quyền.
"Tại thời điểm đó, có tổ công tác là các đồng chí công an phường tới vận động, yêu cầu gia đình tôi bàn giao mặt bằng. Tôi nêu rõ do chưa được bố trí TĐC nên không đồng ý với quy trình làm việc của phường. Dù không đồng ý là vậy, nhưng ngày hôm sau phường vẫn tổ chức cưỡng chế, cho máy móc vào đập phá nhà. Tôi không chống đối gì cả, chỉ ngậm ngùi nhìn mất nhà mà thôi...".
Chị Nguyễn Thị Diệu Thuần, vợ anh Ánh nói trong nước mắt: “Dù thế nào thì gia đình em cũng phải chịu thôi, là đảng viên không được có ý kiến, phải ủng hộ chính quyền. Nhưng anh ấy (anh Nghiêm Xuân Ánh) từ khi làm đơn phản ánh tới báo chí, tới Thanh tra Chính phủ nên mới vậy….”.
Chị Thuần cho biết, hiện nay gia đình chưa nhận được đồng bồi thường nào, cũng chưa được bố trí TĐC. Gia đình phải đi thuê nhà ở. Với lương giáo viên cấp 2, nuôi 2 con ăn học, chồng công việc không ổn định, gia đình gặp nhiều khó khăn.
Chị cũng cho biết, là đảng viên, giáo viên dạy giỏi của thành phố, của tỉnh. Hiện tại chị chỉ mong có được tấm nhà để ở, ổn định cuộc sống.
Thanh tra Chính phủ nhiều lần có văn bản đề nghị giải quyết...
Ngày 28/1/2021, Thanh tra Chính phủ có Văn bản số 320/BTCDTW-XLD, đề nghị Chủ tịch TP Hạ Long xem xét giải quyết cho trường hợp hộ anh Nghiêm Xuân Ánh theo đơn kiến nghị phản ánh của anh Ánh.
UBND TP Hạ Long đã giao UBND phường Giếng Đáy giải quyết đơn anh Nghiêm Xuân Ánh (Văn bản số 904/UBND ngày 3/2/2021).
Ngay sau đó, qua Văn bản số 314/UBND ngày 12/3/2021, UBND phường Giếng Đáy khẳng định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất theo bản xác minh trước đó của phường là đúng quy định, đúng đối tượng bồi thường hỗ trợ và TĐC và thực tế sử dụng đất (trong đó việc thu hồi diện tích 933,2m2 của hộ anh Nghiêm Xuân Ánh là có căn cứ vào “kết quả lồng ghép bản đồ đơn vị tư vấn cung cấp” nên không bồi thường đất, kiến trúc trên diện tích đất này; không bố trí TĐC là do gia đình quản lý và sử dụng nhà đất (có GCNQSDĐ) nhưng không ở trên thửa đất. Do đó không có cơ sở xem xét giải quyết.
Về việc này, phóng viên đã tìm hiểu thông tin, trao đổi với Bí thư UBND phường Giếng Đáy và ông Hoàng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Phụ trách GPMB (từ tháng 5/2021).
Ông Sơn cho biết, để bố trí TĐC, hộ anh Ánh cần có xác nhận ở thường xuyên trên địa chỉ GPMB của công an phường, tổ trưởng tổ dân phố cũ và mới, trưởng khu dân cư.
Tuy nhiên, theo thông tin chị Nguyễn Thị Diệu Thuần và anh Nghiêm Xuân Ánh cho hay, mặc dù gia đình đã làm đơn xin xác nhận, có chữ ký đầy đủ của trưởng công an phường, tổ trưởng dân phố, trưởng khu dân phố nơi gia đình đã bị thu hồi nhà đất và nộp cho ông Hoàng Ngọc Sơn để được sắp xếp bố trí TĐC từ lâu. Tuy nhiên, phường không hồi âm, gia đình lên phường hỏi nhiều lần, Phó Chủ tịch đều bận không tiếp.
Sau nhiều thời gian chờ đợi, chị Nguyễn Thị Diệu Thuần đã gửi đơn đề nghị UBND phường Giếng Đáy xem xét giải quyết điều chỉnh bổ sung bản chứng nhận xác minh nhà đất của gia đình, trong đó chị cung cấp đơn có xác nhận thường trú trên đất (có xác nhận của công an phường, tổ dân phố, trưởng khu phố) như đã nêu trên.
Tuy nhiên tại Văn bản số 112/UBND ngày 30/8/2022, lãnh đạo phường Giếng Đáy tiếp tục khẳng định “nội dung kiến nghị… không có cơ sở xem xét giải quyết”, đồng thời hướng dẫn, đề nghị gia đình nếu có nhu cầu xin giao đất có thu tiền sử dụng đất thì làm đơn gửi tới Trung tâm Phát triển quỹ đất TP xem xét giải quyết!
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ông Bùi Tuấn Anh, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, đang bị tố cáo liên quan đến việc chậm trễ trong giải quyết tố cáo và đơn khiếu nại của công dân theo quy định pháp luật.
Đông Hà
17:58 12/12/2024(Thanh tra) - Qua giải quyết đơn tố cáo (TC), Hà Nội đã kiến nghị xử lý trách nhiệm 296 cá nhân, trong đó có 273 người là cán bộ, công chức, viên chức…
Hải Hà
14:00 12/12/2024Hải Hà
13:10 12/12/2024Bùi Bình
07:31 12/12/2024Thu Huyền
13:56 11/12/2024Hoàng Long
21:00 10/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng