Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 23/06/2020 - 06:00
(Thanh tra)- Đó là một trong những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cơ quan thanh tra trong điều kiện xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển.
Đổi mới hoạt động cơ quan thanh tra
TS Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chủ nhiệm Đề tài Khoa học “Vai trò của cơ quan thanh tra trong điều kiện xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển” cho rằng, thanh tra là cái bóng của quản lý, sự thay đổi hay điều chỉnh mục tiêu và phương thức quản lý tất yếu dẫn đến yêu cầu xác định lại vai trò, mục đích của thanh tra và vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra.
Công tác thanh tra có nhiệm vụ phát hiện ra các sơ hở, bất hợp lý trong cơ chế chính sách, trong các quy định của pháp luật để kiến nghị cơ quan Nhà nước tiếp tục hoàn thiện.
Theo ông Minh, đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra cũng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao vai trò của cơ quan thanh tra trong điều kiện xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển.
Đó là, đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra phải quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra, đặc biệt là việc “hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, bảo đảm mọi hoạt động quản lý Nhà nước đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chính phủ” và phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, góp phần kiểm soát quyền lực Nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Tuy nhiên, đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra phải trên cơ sở phân định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan thanh tra; tạo bước đổi mới về tổ chức và hoạt động thanh tra; tăng cường tính chủ động, tính tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Đồng thời, phải đáp ứng yêu cầu đồng bộ với cải cách tư pháp, với đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, bảo đảm phối hợp có hiệu quả giữa các công cụ giám sát, thanh tra, kiểm tra của bộ máy Nhà nước và cả hệ thống chính trị đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; được thực hiện trên cơ sở tổng kết thực tiễn tổ chức và hoạt động thanh tra; kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Thanh tra; đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới về công tác thanh tra.
“Các cơ quan thanh tra sẽ được tổ chức theo hướng tinh gọn, hoạt động thực sự hiệu quả, hiệu lực trở thành một thiết chế kiểm soát việc thực hiện công vụ trong các cơ quan hành chính Nhà nước, góp phần chấn chỉnh và hoàn thiện cơ chế quản lý, xây dựng một nền công vụ liêm chính và phục vụ, phù hợp với yêu cầu xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính và hành động hiện nay” - ông Minh nhấn mạnh.
Ban hành Luật Thanh tra mới
Đặc biệt, theo TS Đinh Văn Minh cần phải xác định rõ hơn vai trò của cơ quan thanh tra trong Chính phủ kiến tạo phát triển.
Lý giải vấn đề này, ông Minh cho rằng, đây là vấn đề được tranh luận rất nhiều và liên quan trực tiếp đến việc xác định mục đích của hoạt động thanh tra, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động thanh tra. Pháp luật hiện hành quy định mục đích đầu tiên của hoạt động thanh tra là phát hiện sơ hở của cơ chế, chính sách để có những kiến nghị sửa đổi, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý. Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng và luôn được các đồng chí lãnh đạo Chính phủ quan tâm, lưu ý những trên thực tế thì dường như hoạt động thanh tra vẫn chủ yếu là phát hiện sai phạm cụ thể và có những kiến nghị xử lý sai phạm đó. Các kiến nghị về cơ chế, chính sách không nhiều, thêm nữa, ở các cơ quan thanh tra địa phương thì điều này càng hạn chế.
Do đó, ông Minh kiến nghị việc sắp xếp lại trật tự ưu tiên trong mục đích của hoạt động thanh tra, đó là phát hiện và xử lý các sai phạm giống như quy định tại Luật 2004. Điều này phù hợp với thực tiễn và đúng bản chất của thanh tra theo tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ chế giám sát thực thi công vụ và chống hủ bại trong bộ máy Nhà nước.
Ban hành Luật Thanh tra mới thay thế cho Luật Thanh tra 2010. Theo ông Minh, Luật Thanh tra mới phải thể hiện sự đổi mới nhận thức về tính chất và mục đích hoạt động thanh tra, phù hợp với mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo và phục vụ hoàn thiện mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thanh tra Nhà nước theo cấp độ hành chính; đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra các bộ, ngành; tổ chức cơ quan thanh tra phù hợp với đặc điểm của từng bộ, ngành; phân biệt rõ giữa thanh tra theo lĩnh vực quản lý (thanh tra chuyên ngành) với thanh tra việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, công vụ (thanh tra hành chính); giữa thanh tra và các hình thức kiểm tra thường xuyên của cơ quan quản lý; hoạt động thanh tra theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao trách nhiệm của đoàn thanh tra và chất lượng của kết luận thanh tra, tránh chồng chéo và bảo đảm tính khả thi của việc thực hiện kết luận thanh tra.
Ngoài ra, đổi mới cơ chế giám sát hoạt động của đoàn thanh tra; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi tiêu cực, sách nhiễu trong hoạt động thanh tra, tránh lạm quyền, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; phát huy kết quả thanh tra, bảo đảm hiệu lực thực hiện các kết luận thanh tra, chú trọng việc thu hồi tiền, tài sản vi phạm pháp luật qua hoạt động thanh tra.
Nâng cao chất lượng cuộc thanh tra để tăng cường hiệu quả và rút ngắn thời gian thanh tra. Vấn đề này, theo ông Minh cần xây dựng bộ chuẩn mực trong hoạt động thanh tra mà trước hết là chuẩn mực khi tiến hành thanh tra. Tiếp đến là cần xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc thanh tra để trên cơ sở đó có thể đánh giá và rút ra những bài học cần thiết. Những công việc này cần được giao cho các cục, vụ chuyên môn, là những đơn vị có tính chất “chiến đấu”, phối hợp với Vụ Pháp chế để thực hiện trong thời gian sớm nhất.
Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, thanh tra viên; khẩn trương xây dựng cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập và cơ sở dữ liệu kiểm soát tài sản, thu nhập.
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra trong Kết luận thanh tra số 119/KL-TTr ngày 15/11/2024 về thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Dự án thành phần 1A thuộc Dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch do Ban Quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư.
Trần Quý
21:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Tuyên Quang đã ban hành quyết định thu hồi tiền cho thuê đất chưa được Ban Quản lý các khu công nghiệp (QLCKCN) tỉnh thực hiện nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định với số tiền 594,4 triệu đồng và xác định là trách nhiệm của ông Trần Đức Thuận, Trưởng Ban QLCKCN tỉnh.
Nam Dũng
16:00 13/12/2024Phương Anh
22:22 12/12/2024Trần Quý
10:00 12/12/2024Phương Anh
08:44 12/12/2024Văn Thanh
19:00 11/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình