Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Nam
Thứ tư, 15/01/2025 - 19:30
(Thanh tra) - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt là một trong các dự án thành phần của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2011 - 2025 ban hành theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 1719). Theo Thanh tra Ủy ban Dân tộc, do việc hướng dẫn nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất chậm, đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Đến thời điểm thanh tra, tỉnh Hòa Bình chưa thực hiện nội dung hỗ trợ đất ở; nội dung hỗ trợ nhà ở đạt tỷ lệ thấp so với nhu cầu theo đề án của tỉnh.
Theo quy định, máy móc nông cụ là mặt hàng không chịu thuế VAT, nhưng người dân tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình khi nhận máy hỗ trợ, vẫn bị thu hàng trăm triệu tiền thuế VAT. Ảnh: TTM
Chính quyền chậm vào cuộc, người dân chưa được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất
Kết luận thanh tra số 520/KL-TTr ngày 24/12/2024 về việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Hòa Bình đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện.
Cụ thể, để thực hiện dự án, UBND tỉnh Hòa Bình đã giao cho Ban Dân tộc chủ trì tham mưu quản lý, hướng dẫn thực hiện dự án; giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất. Tuy nhiên, đến ngày 11/9/2023, UBND tỉnh Hòa Bình mới ban hành Văn bản 1553/VPUBND - KTN giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung thuộc dự án.
Tổng số vốn giao thực hiện dự án là hơn 133 tỷ đồng, trong đó, đã giải ngân/quyết toán là 84,347 tỷ đồng, UBND tỉnh Hòa Bình đã giao cho các huyện và thành phố Hòa Bình triển khai.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, năm 2022 và năm 2023, trên địa bàn toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 116 hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề, mua sắm nông cụ cho 2.096 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 10.754 hộ và đầu tư xây dựng 20 công trình nước sinh hoạt tập trung.
Sau khi được UBND tỉnh giao, ngày 10/10/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Văn bản số 4048/STNMT-OLDD về hướng dẫn thực hiện nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất thuộc dự án. Tuy nhiên, theo Thanh tra Ủy ban Dân tộc, tại 4 huyện được thanh tra là Kim Bôi, Lạc Sơn, Mai Châu và Đà Bắc đều chưa triển khai, áp dụng văn bản hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường trong thực hiện nội dung hỗ trợ đất sản xuất thuộc dự án.
Thiếu minh bạch trong công tác hỗ trợ người dân
Các nội dung hỗ trợ chuyển đổi nghề và hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán tại 4 huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Mai Châu và Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình, được UBND các huyện này đã giao kinh phí cho Phòng Dân tộc huyện và UBND các xã làm chủ đầu tư.
Theo Quyết định 1719/QĐ-TTg, đối tượng thụ hưởng chính sách của dự án là hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa có đất ở; chưa có nhà ở hoặc nhà ở bị dột nát, hư hỏng; làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp nhưng không có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức quy định của địa phương; có khó khăn về nước sinh hoạt. Trong đó, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số thuộc danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù; hộ nghèo có phụ nữ là chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động.
Theo kết luận thanh tra, trong nội dung hỗ trợ chuyển đổi nghề, hồ sơ của UBND các xã tại cả 4 huyện nêu trên đều không có tài liệu hoặc thông tin chứng minh rằng các hộ trong danh sách thụ hưởng (do xã lập, đề nghị UBND huyện phê duyệt) là những hộ không có đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất. Điều này có thể dẫn đến khả năng các chính sách hỗ trợ đã đến sai đối tượng.
UBND các huyện phê duyệt danh sách mà không yêu cầu tài liệu chứng minh cũng cho thấy sự thiếu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị được giao kinh phí. Với việc hỗ trợ sai đối tượng, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề có thể không đạt được mục tiêu ban đầu là cải thiện đời sống và tạo sinh kế bền vững cho các hộ dân thực sự cần; các nguồn lực đầu tư không mang lại giá trị thực tiễn, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Việc hỗ trợ sai đối tượng còn khiến những người thực sự cần hỗ trợ bị bỏ sót, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội; hiệu quả giảm nghèo sẽ không đạt được như kỳ vọng, làm chậm tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.
Hàng không chịu thuế, vẫn thu 8% của dân
Theo kết luận thanh tra, mặc dù UBND huyện Kim Bôi phê mức hỗ trợ chuyển đổi nghề cho mỗi hộ là 10 triệu đồng/hộ, tuy nhiên, Phòng Dân tộc hỗ trợ chưa đảm bảo định mức này.
Trong khi đó, tại huyện Đà Bắc, theo hồ sơ tại các xã được kiểm tra, các hộ thụ hưởng được cấp phát tiền mặt để tự đi mua máy móc nông cụ sản xuất.
Qua kiểm tra, xác minh, một số hộ thụ hưởng cho biết, họ không được nhận tiền mặt để tự đi mua, mà toàn bộ máy móc nông cụ đều do UBND xã liên hệ mua về cấp phát cho hộ thụ hưởng.
Chứng từ, tài liệu (hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng ký giữa đơn vị cung ứng với hộ thụ hưởng) trong hồ sơ thanh toán chỉ ghi giá các loại máy móc, nông cụ bán cho từng hộ thụ hưởng là 10 triệu đồng, đã bao gồm 8% thuế giá trị gia tăng (VAT).
Theo quy định, những loại máy móc, nông cụ này là hàng hóa không chịu thuế VAT. Tổng số tiền thuế VAT, đơn vị cung ứng đã thu trong giá bán máy móc cho các hộ thụ hưởng năm 2023 (theo danh sách được UBND huyện Đà Bắc phê duyệt) tại các xã được kiểm tra nhưng chưa thu hồi, nộp ngân sách Nhà nước là hơn 328 triệu đồng, trong đó: xã Tân Pheo là hơn 108 triệu đồng; xã Nánh Nghề là hơn 55 triệu đồng, xã Đồng Ruộng là gần 60 triệu đồng; xã Cao Sơn là hơn 77 triệu đồng; xã Yên Hòa là hơn 26 triệu đồng.
Tại huyện Mai Châu và huyện Lạc Sơn, chứng từ, tài liệu thanh toán (hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng) không ghi cụ thể tên nhãn hiệu, thông số kỹ thuật, nhà sản xuất, xuất xứ... của các loại máy móc, nông cụ mà UBND các xã mua, cấp cho các hộ thụ hưởng.
Qua đó, Chánh Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc, chỉ đạo và giao Thanh tra huyện, tiến hành thanh tra việc thực hiện nội dung hỗ trợ chuyển đổi nghề (mua máy móc nông cụ năm 2023) thuộĐựự án đối với các xã được giao làm chủ đầu tư (bao gồm các xã, đoàn Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã kiểm tra, xác minh và chưa kiểm tra, xác minh); kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý sai phạm (nếu có) về quy trình rà soát phê duyệt đối tượng thụ hưởng, số hộ không có đất sản xuất, số hộ thiếu đất sản xuất; việc thực hiện hỗ trợ và thanh, quyết toán... Báo cáo kết quả gửi Thanh tra Ủy ban Dân tộc trước ngày 31/3/2025.
Yêu cầu UBND các xã thuộc huyện Đà Bắc, đơn vị được giao làm chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi số tiền thuế VAT mà các hộ thụ hưởng đã trả cho đơn vị cung ứng nhưng không phải nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
Các địa phương tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình 1719 đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra; tăng cường công tác quản lý, giám sát, tổ chức đánh giá hiệu quả thực hiện dự án; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định. Chấn chỉnh công tác rà soát đối tượng thụ hưởng đảm bảo theo đúng quy định; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình, chính sách ở cơ sở; chỉ đạo UBND các xã tổ chức quản lý, theo dõi, tổng hợp kết quả và đánh giá hiệu quả thực hiện dự án sau đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân Chương trình 1719.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt là một trong các dự án thành phần của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2011 - 2025 ban hành theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 1719). Theo Thanh tra Ủy ban Dân tộc, do việc hướng dẫn nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất chậm, đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Đến thời điểm thanh tra, tỉnh Hòa Bình chưa thực hiện nội dung hỗ trợ đất ở; nội dung hỗ trợ nhà ở đạt tỷ lệ thấp so với nhu cầu theo đề án của tỉnh.
Hoàng Nam
(Thanh tra) - Qua thanh tra đã phát hiện 4 doanh nghiệp vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản. Ngoài vi phạm hành chính thì 4 doanh nghiệp này còn có dấu hiệu vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015… Do đó, Thanh tra tỉnh Kiên Giang kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý theo quy định.
Chu Tuấn
Phương Anh
Thanh Hoa
Chu Tuấn
Chu Tuấn
Bùi Bình
Minh Tân
Đông Hà
Nam Dũng
Trọng Tài
Bùi Bình
Hương Giang
Trọng Tài
Bùi Bình
Trung Hà
Trọng Tài
PV