Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ bảy, 20/04/2024 - 17:12
(Thanh tra) - Tổ chức rút kinh nghiệm, xem xét trách nhiệm theo thẩm quyền hoặc đề xuất người có thẩm quyền xem xét trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân trong việc để xảy ra hạn chế, thiếu sót… là một trong những kiến nghị của Thanh tra Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) đối với Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội qua thanh tra việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học.
Theo Thanh tra Bộ GDĐT, qua thanh tra việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học và các điều kiện bảo đảm ngành đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho thấy trường đã thành lập Hội đồng Trường nhiệm kỳ 2016-2021 và nhiệm kỳ 2022-2026; đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học lần thứ nhất (tháng 9/2017) và lần thứ 2 (tháng 12/2022); đã công khai kết quả kiểm định gồm giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và các chương trình được kiểm định đạt tiêu chuẩn chất lượng trên website của trường.
Về việc tự chủ mở ngành, trong thời kỳ thanh tra, từ năm 2020 đến 31/12/2022, trường đã tự chủ mở 7 ngành trình độ đại học và 1 ngành trình độ thạc sĩ, các ngành tự chủ mở đều có nghị quyết của Hội đồng Trường. Đối với ngành mới chưa có trong danh mục đào tạo tại thời điểm mở ngành, đề án mở ngành của trường đã làm rõ luận cứ khoa học, nhu cầu của xã hội về ngành mới; thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới kèm theo ít nhất 2 chương trình đào tạo tham khảo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng hoặc cho phép thực hiện và cấp văn bằng.
Về các điều kiện bảo đảm ngành đào tạo, trường đã tự rà soát, đánh giá về điều kiện bảo đảm ngành đào tạo, đối với các ngành đào tạo không bảo đảm điều kiện, trường đã chủ động đóng ngành, dừng tuyển sinh…
Bên cạnh kết quả đạt được, Thanh tra Bộ GDĐT cũng chỉ ra một số hạn chế, thiếu sót như về điều kiện thực hiện quyền tự chủ. Trường có Tờ trình số 12/TTr-HĐT ngày 30/11/2021, trình Bộ Công thương đề nghị công nhận Hội đồng Trường, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Hội đồng Trường nhiệm kỳ 2022 - 2026 chưa bảo đảm thời hạn theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 7 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP.
Hội đồng Trường nhiệm kỳ 2022 - 2026 với 17 thành viên, trong đó, thành viên bên ngoài trường là 5/17, chiếm tỷ lệ 29,4%, chưa bảo đảm tối thiểu 30% theo quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 16 Luật Giáo dục Đại học.
Hiệu trưởng có Quyết định số 610/QĐ-ĐHCN ngày 8/6/2022 ban hành Quy định về tiêu chuẩn và quy trình công tác cán bộ của trường; Quyết định số 935/QĐ-ĐHCN ngày 20/7/2023 ban hành Quy chế về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, người lao động của trường. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 Luật Giáo dục đại học, thẩm quyền này của Hội đồng Trường.
Về các điều kiện bảo đảm ngành đào tạo, theo Thanh tra Bộ GDĐT, số lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ bảo đảm ngành phù hợp tham gia giảng dạy ở các ngành: Du lịch; Công nghệ vật liệu Dệt, may; Thiết kế thời trang còn hạn chế.
Trách nhiệm để xảy ra hạn chế, thiếu sót trên thuộc về Hội đồng Trường, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác tổ chức cán bộ và các cá nhân có liên quan; Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và các bộ phận quản lý tổ chức đào tạo.
Thanh tra Bộ GDĐT kiến nghị Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tiếp tục củng cố, phát triển các kết quả đạt được về bảo đảm các điều kiện tự chủ và thực hiện quyền tự chủ của trường; thực hiện tốt các điều kiện tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn; việc đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học, thực hiện, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo của giáo dục đại học; cơ bản bảo đảm các điều kiện tự chủ trong tổ chức và nhân sự, tự chủ trong tài chính và tài sản... và nhiều chính sách sử dụng, phát triến đội ngũ; khuyến khích bảo đảm chất lượng đào tạo, phát triển khoa học công nghệ và thực hiện tự chủ tài chính khác.
Khẩn trương rà soát, kiện toàn cơ cấu Hội đồng Trường nhiệm kỳ 2022 - 2026 để bảo đảm tỷ lệ thành viên bên ngoài trường tối thiểu 30% theo quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 16 Luật Giáo dục đại học.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của trường để bảo đảm các nội dung quy định về Hội đồng Trường theo Điều 16 Luật Giáo dục Đại học và Điều 7 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP.
Đối với Quy chế tài chính, Quy chế quản lý nguồn thu và Quy chế chi tiêu nội bộ cần cập nhật các quy định hiện hành của Chính phủ về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định so 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023).
Khẩn trương rà soát, xây dựng kế hoạch sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản nội bộ cho phù hợp với quy định của pháp luật, phân định rõ văn bản nào thuộc thẩm quyền Hội đồng Trường theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Giáo dục đại học.
Tiếp tục nghiên cứu Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 để xây dựng phương án tự chủ tài chính trong giai đoạn 5 năm, báo cáo Bộ Công Thương quyết định giao quyền tự chủ tài chính và tổ chức thực hiện theo pháp luật, trong đó có việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định mức thu học phí và giá các dịch vụ giáo dục, đào tạo khác theo quy định hiện hành.
Về các điều kiện bảo đảm ngành đào tạo, rà soát và lưu trữ một cách khoa học hồ sơ minh chứng của các giảng viên ngành phù hợp, các giảng viên có chuyên môn phù hợp được xác định chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, chủ trì các thành phần chương trình đào tạo; rà soát, xác định giảng viên ngành phù hợp chủ trì ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đối với các ngành chưa xác định rõ được giảng viên ngành phù hợp; bổ sung số lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ bảo đảm ngành phù hợp tham gia giảng dạy ở tất cả các ngành đào tạo.
Tổ chức rút kinh nghiệm, xem xét trách nhiệm theo thẩm quyền hoặc đề xuất người có thẩm quyền rút kinh nghiệm, xem xét trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân trong việc để xảy ra hạn chế, thiếu sót được chỉ ra qua thanh tra.
Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, trong đó ghi rõ lộ trình, giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót nêu tại kết luận thanh tra. Báo cáo kết quả khắc phục và việc thực hiện các kiến nghị nêu tại kết luận thanh tra về Bộ GDĐT (qua Thanh tra và Vụ Giáo dục Đại học) theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ GDĐT cũng kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị tham mưu về công tác tổ chức nhân sự, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và các cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ thực hiện đúng quy định về tự chủ giáo dục đại học, các quy định về thành lập và thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng Trường theo quy định tại Điều 16 Luật Giáo dục đại học và Điều 7 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định.
Chỉ đạo đơn vị tham mưu xem xét hiệu lực pháp lý của Quyết định số 4811/QĐ-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội để bảo đảm phù hợp với quy định về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và thẩm quyền của Hội đồng trường, được quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều 16 Luật Giáo dục đại học.
Kiến nghị Bộ trưởng Bộ GDĐT giao Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị tăng cường kiểm tra việc thành lập và bảo đảm các điều kiện, quy trình, thủ tục thành lập, công nhận Hội đồng Trường; việc công nhận Chủ tịch Hội đồng Trường, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên khác của Hội đồng Trường; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Trường các cơ sở giáo dục đại học công lập tại Điều 16 Luật Giáo dục đại học và Điều 7 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, tham mưu, kiến nghị Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan Trung ương, chủ tịch UBND cấp tỉnh về việc thực hiện nghiêm các quy định của Đảng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW, Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP về Hội đồng Trường.
Kiến nghị Bộ trưởng Bộ GDĐT giao Vụ Giáo dục Đại học chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT hướng dẫn Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và các cơ sở giáo dục đại học khác thực hiện việc tự chủ mở ngành, bảo đảm ngành đào tạo theo quy định; kịp thời phát hiện các hạn chế, thiếu sót, vi phạm của các đơn vị trong thực hiện tự chủ đại học để tham mưu lãnh đạo Bộ GDĐT xử lý, chấn chỉnh trong hoạt động quản lý cơ sở giáo dục đại học.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam vừa công bố công khai kết luận thanh tra đột xuất việc thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư và công tác tiếp công dân, xử lý, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo tại các xã, thị trấn từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/8/2024.
Lâm Ánh
21:37 22/11/2024(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và 3 công ty con, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn, đồng thời kiến nghị nộp ngân sách gần 12 tỷ đồng.
Trần Quý
21:00 21/11/2024Cảnh Nhật
19:21 21/11/2024Thu Huyền
20:19 20/11/2024Lâm Ánh
09:00 20/11/2024Cảnh Nhật
08:30 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương