Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 14/09/2018 - 07:22
(Thanh tra)- Trên toàn tỉnh Hưng Yên hiện có 37 cơ sở sản xuất gạch nung, nhưng chỉ có 2 cơ sở có mỏ khai thác, còn lại là đi mua đất trôi nổi trên thị trường.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch nung ở tỉnh Hưng Yên đã đi mua đất nguyên liệu trôi nổi trên thị trường dẫn đến thất thu ngân sách Nhà nước. Ảnh: Nam Dũng
Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên cho biết, trên địa bàn tỉnh có 44 cơ sở sản xuất gạch đất sét nung, với tổng công suất theo Giấy chứng nhận đầu tư là 1.081,5 triệu viên/năm. Trong đó, cơ sở sản xuất gạch đất sét nung theo công nghệ Tuynen là 15 cơ sở, theo công nghệ lò Hoffman là 22 cơ sở (trong đó có 1 cơ sở là Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng (VLXD) Hưng Long tự ý xây dựng lò Hoffman, trong khi đã có 1 dây chuyền theo công nghệ lò Tuynen), 8 cơ sở sản xuất theo công nghệ liên tục kiểu đứng và 1 cơ sở chưa xây dựng nhà máy. Hiện, chỉ còn 37 cơ sở đang hoạt động sản xuất (không kể Công ty TNHH Tâm Kiên chưa xây dựng nhà máy).
Kết luận Thanh tra số 120/KL-TTr ngày 3/4/2017 của Thanh tra Bộ Xây dựng về việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khai thác, sản xuất có nêu: UBND tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chức năng và UBND các cấp tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản nhằm đưa hoạt động của các đơn vị dần đi vào nề nếp, tạo ý thức tuân thủ pháp luật, chống thất thu cho ngân sách nhà nước và đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định của pháp luật của một số đơn vị chưa nghiêm túc. Nguyên nhân một phần là do công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, dẫn đến chưa phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định.
Việc để xảy ra các tồn tại của các đơn vị được thanh tra đã nêu trước hết trách nhiệm thuộc về các đơn vị vi phạm, tuy nhiên cũng có một phần trách nhiệm của các cơ quan tham mưu và chính quyền địa phương các cấp.
Việc thực hiện Kết luận thanh tra số 120: Qua kiểm tra, nhìn chung một số cơ sở sản xuất gạch đất sét nung đã thực hiện việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ 3 tháng/lần theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (các cơ sở tại huyện Khoái Châu, huyện Kim Động). Hầu hết các cơ sở chưa phá dỡ các hạng mục chưa có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng không đúng quy hoạch tổng mặt bằng đã được Sở Xây dựng chấp thuận; chưa thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm theo quy định. Có 11 cơ sở có vùng khai thác sét làm nguyên liệu sản xuất, trong đó mới có 2 đơn vị khai thác đất sét tại mỏ được cấp phép, các cơ sở còn lại chưa khai thác mà vẫn đi mua đất trôi nổi trên thị trường.
Về tình hình thực hiện theo Quyết định số 2455/QĐ-UBND ngày 6/9/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung các điểm sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:
UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Quyết định chủ trương đầu tư) xây dựng lò nung Tuynen nhưng đơn vị xây dựng thành lò vòng: 17/37 cơ sở. Tự ý xây dựng mới lò vòng mà không có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền 1 cơ sở là Công ty Cổ phần VLXD Hưng Long.
Xây dựng các hạng mục nhà xưởng không đúng so với Quy hoạch tổng mặt bằng được Sở Xây dựng chấp thuận: 3/37 cơ sở (Công ty TNHH Hoàng Thanh xây lò Tuynen chưa đúng định vị công trình theo Quy hoạch tổng mặt bằng, Công ty TNHH Vinh Kiểm đã xây lò nung theo công nghệ Tuynen có công suất thiết kế là 30 triệu viên/năm, vượt công suất quy hoạch là 20 triệu viên/năm, Công ty Cầu Đuống xây thêm 1 lò Tuynen công suất 20 triệu viên/năm); Xây dựng cơi nới nhà xưởng không có giấy phép xây dựng: 17/37 cơ sở.
Đến thời điểm hiện tại mới có 3/37 cơ sở (Công ty TNHH Đại Nam, Công ty TNHH Hoàng Khuyên, Công ty TNHH VLXD Hưng Yên) đã thực hiện Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Ngoài ra, UBND tỉnh Hưng Yên đã cấp giấy phép khai thác sét làm nguyên liệu sản xuất gạch cho 11/37 cơ sở. Tuy nhiên đến nay mới có 2 đơn vị khai thác mỏ (Công ty TNHH Tiến Lương và Công ty Thương mại và xây dựng Thành Phát Hưng Yên), các cơ sở còn lại (cả những cơ sở có giấy phép hay không có giấy phép) đều mua đất trên thị trường. Hầu hết, các đơn vị đã chấp hành tương đối đầy đủ các quy định của pháp luật về tiền thuê đất, tiền thuế đất phi nông nghiệp (theo các kết luận của thanh tra tỉnh về việc thực hiện pháp luật về đầu tư, đất đai, thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước tại 14 cơ sở sản xuất gạch đất sét nung theo Quyết định số 1929/QĐ-UBND ngày 7/7/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh sách các đơn vị được thanh tra chuyên đề theo Kế hoạch số 2755/KH-UBND ngày 24/11/2016 của UBND tỉnh).
Kết luận số 120 cũng đã đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu các đơn vị sản xuất gạch nung không có mỏ làm nguyên liệu kê khai sản lượng đã sản xuất từ năm 2014 đến thời điểm thanh tra để tính tiền cấp quyền khai thác phải nộp, tránh thất thu ngân sách Nhà nước.
Phóng viên Báo Thanh tra đã đến liên hệ với UBND tỉnh Hưng Yên để làm rõ việc này, thì được giới thiệu sang Sở Xây dựng Hưng Yên - nơi được phân công cung cấp thông tin.
Trao đổi với PV, ông Bùi Xuân Quang, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hưng Yên cho biết, tỉnh Hưng Yên là một trong những tỉnh đi đầu trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ về việc xóa bỏ lò gạch thủ công theo lộ trình chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì cũng còn những tồn tại bất cập như trong Kết luận Thanh tra Bộ Xây dựng đã nêu. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ có những chấn chỉnh, quản lý chặt hơn việc phát triển sản xuất của các nhà máy gạch nung trên địa bàn.
Khi được hỏi về việc hiện tại trên toàn tỉnh có 37 cơ sở sản xuất gạch nung, nhưng mới chỉ có 2 cơ sở có mỏ khai thác còn lại là đi mua đất trôi nổi trên thị trường thì lấy căn cứ gì mà thu thuế, phí, như vậy Nhà nước sẽ thất thu thuế tài nguyên? Ông Quang cho biết, việc này không thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng mà là do các đơn vị có thẩm quyền của tỉnh Hưng Yên cấp phép, còn Sở chỉ quản lý về mặt đầu tư xây dựng chứ không cấp mỏ.
Phóng viên đã liên hệ lại với ông Bùi Thế Cử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, ông Cử cho biết sẽ cho rà soát lại rồi trả lời sau.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Nam Dũng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật chuyên ngành hàng không về bảo dưỡng tàu bay tại Công ty Cổ phần (CP) Dịch vụ kỹ thuật Hàng không (AESC), Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đã đưa ra nhiều kiến nghị.
Trần Quý
15:00 14/12/2024(Thanh tra) - Thanh tra Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kết luận thanh tra số 30/KL-Ttra về việc thanh tra tại Sở Y tế và một số đơn vị trực thuộc. Trong đó phát hiện một số tồn tại ở Sở Y tế.
Lê Hữu Chính
14:40 14/12/2024Trần Quý
21:00 13/12/2024Nam Dũng
16:00 13/12/2024Phương Anh
22:22 12/12/2024Trần Quý
10:00 12/12/2024Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang