Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

CDC tỉnh đang giữ hơn 86,3 tỷ đồng thu từ xét nghiệm Covid-19

Chu Tuấn

Thứ ba, 13/09/2022 - 06:36

(Thanh tra) - Kết luận thanh tra đã chỉ ra Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (CDC) đang giữ số tiền hơn 86,3 tỷ đồng thu từ xét nghiệm test nhanh kháng nguyên và test RT-PCR, nhưng từ tháng 11/2021 đến tháng 4/2022 chưa báo cáo UBND tỉnh để xử lý. Thanh tra tỉnh kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo CDC báo cáo về việc xử lý số tiền này.

Qua thanh tra, phát hiện nhiều vi phạm trong việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh BR-VT. Ảnh: Chu Tuấn

Mượn vật tư y tế, hóa chất đến nay chưa trả

Sở Y tế mượn 1.500.000 test nhanh kháng nguyên trước để sử dụng là giải pháp xử lý tình huống trong trường hợp cấp bách. Việc mượn chưa thể hiện có sự đồng ý bằng văn bản của UBND tỉnh. Sau đó đã tổ chức mua sắm để trả nợ.

Tuy nhiên, xuất phát từ việc cần phải rà soát công tác mua sắm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo thu hồi, hủy bỏ toàn bộ kết quả chỉ định thầu đối với gói thầu 1.500.000 test nhanh kháng nguyên. Trước tình hình dịch tạm ổn, để rà soát, đánh giá đầy đủ, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, CDC đã trả lại cho Công ty Cổ phần Amerphaco 750.000 test chưa sử dụng, còn 750.000 test đã sử dụng thì được công ty này tài trợ.

CDC đã mượn và nhận kít xét nghiệm, vật tư y tế, hóa chất đưa vào sử dụng nhưng việc mượn chưa thể hiện có sự đồng ý bằng văn bản của UBND tỉnh trước khi mượn; đến nay CDC chưa trả cho đơn vị mượn…

Thanh tra tỉnh còn phát hiện CDC đang giữ số tiền hơn 86,3 tỷ đồng thu từ xét nghiệm test nhanh kháng nguyên và test RT-PCR, nhưng từ tháng 11/2021 đến tháng 4/2022 chưa báo cáo UBND tỉnh để xử lý…

Liên quan tới những vi phạm này, Chủ tịch UBND tỉnh đã đồng ý theo kiến nghị của Thanh tra tỉnh, giao CDC khẩn trương có giải pháp xử lý đối với hàng hóa đã mượn nhưng nay chưa trả cho nhà cung cấp. Cùng với đó, CDC cần thực hiện báo cáo UBND tỉnh, Sở Y tế về việc xử lý số tiền hơn 86,3 tỷ…

UBND tỉnh yêu cầu CDC báo cáo việc xử lý số tiền hơn 86,3 tỷ đồng thu từ xét nghiệm test nhanh kháng nguyên và test RT-PCR. Ảnh: Chu Tuấn

Sử dụng chứng thư thẩm định giá hết hạn

Liên quan đến việc lập dự toán, phê duyệt dự toán các gói thầu, qua thanh tra về các chứng thu thẩm định giá (TĐG) cho thấy, có 7 chứng thu TĐG được Sở Y tế ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn TĐG để làm căn cứ xây dựng giá dự toán mua sắm các gói thầu.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài chính xem xét, xử lý vi phạm hành chính về TĐG đối với Cty Chuẩn Việt và SEAAC; Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, xử lý vi phạm hành chính về lập, thẩm định HSMT, HSYC đối với Cty TSG và Cty Vạn Thiên Phát; Giám đốc Sở Y tế xem xét trách nhiệm của CDC; Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh xem xét trách nhiệm của Giám đốc Sở Y tế…

Công ty Cổ phần Tư vấn TĐG Đông Nam Á (SEAAC) ban hành 1 chứng thư TĐG, Công ty TNHH TĐG Chuẩn Việt (Cty Chuẩn Việt) ban hành 1 chứng thư TĐG để làm cơ sở lập dự toán 5 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế đợt 1 năm 2020.

Bên cạnh đó, Cty Chuẩn Việt cũng ban hành 1 chứng thư TĐG để làm cơ sở lập dự toán cho gói thầu mua máy xét nghiệm PCR cấp cho Bệnh viện Vũng Tàu. Ngoài ra, Cty Chuẩn Việt còn ban hành 4 chứng thư về TĐG vật tư y tế…

Qua thanh tra cho thấy, đơn vị tư vấn TĐG đã không thực hiện khảo sát thực tế theo quy định, mà chỉ thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin điện tử. Cùng với đó, Cty Chuẩn Việt còn đồng ý gia hạn 1 chứng thư TĐG được áp dụng làm cơ sở để lập dự toán 5 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế đợt 1 năm 2020 cho Sở Y tế khi đã hết hạn sử dụng là không có cơ sở pháp lý. Do đó, việc Sở Y tế sử dụng giá thẩm định tại chứng thu này để lập dự toán mua sắm 13 trang thiết bị y tế thuộc 4 gói thầu năm 2020 với tổng dự toán hơn 30,77 tỷ đồng là chưa có đủ cơ sở để xác định đây là giá thị trường…

Kết luận khẳng định, việc TĐG tại các chứng thư nêu trên của các đơn vị tư vấn có những hạn chế, có thể ảnh hưởng đến việc Sở Y tế xem xét, quyết định sử dụng để lập dự toán mua sắm. Trách nhiệm này thuộc về SEAAC và Cty Chuẩn Việt. Do đó, phải xem xét xử lý vi phạm hành chính về TĐG đối với các công ty này… Ngoài ra, cần phải thực hiện thẩm định lại giá 4 gói thầu mua sắm 13 trang thiết bị y tế năm 2020 do đã sử dụng chứng thu TĐG hết hạn.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh xem xét trách nhiệm của Giám đốc Sở Y tế liên quan đến những vi phạm, thiếu sót được nêu tại Kết luận thanh tra số 46/KL-TTr. Ảnh: Chu Tuấn

Vi phạm về lập, thẩm định hồ sơ mời thầu

Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư TSG (Cty TSG) là đơn vị tư vấn trong việc lập hồ sơ mời thầu (HSMT), hồ sơ yêu cầu (HSYC) và Công ty TNHH Tư vấn Vạn Thiên Phát (Cty Vạn Thiên Phát) là đơn vị tư vấn trong việc thẩm định HSMT, HSYC.

Qua thanh tra việc lập, thẩm định HSMT, HSYC của các đơn vị tư vấn cho thấy, tại gói thầu mua sắm test kháng nguyên phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 (đợt 5), trong E-HSMT nêu yêu cầu về kỹ thuật phải “được Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế kiểm định”. Trong khi đó, theo Bộ Y tế thì việc kiểm định này là không bắt buộc. Do đó, việc đưa ra tiêu chí này có thể làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

Bên cạnh đó, thanh tra tại 5 gói thầu mua sắm trang thiệt bị y tế (mua máy xét nghiệp PCR, thiết bị giúp thở, thiết bị xét nghiệm…) có 3 doanh nghiệp trúng thầu. Trong quá trình tư vấn lập HSYC và thẩm định HSYC, các đơn vị tư vấn trên đã không nêu tiêu chí đủ điều kiện mua bán thiết bị y tế trong phần năng lực của nhà thầu, dẫn đến việc khi đánh giá hồ sơ đề xuất đã không đánh giá tiêu chí này.

Những vi phạm trên, trách nhiệm này thuộc về Cty TSG và Công ty Vạn Thiên Phát, cần phải được xem xét xử lý vi phạm hành chính về đấu thầu…

Trong kết quả lựa chọn nhà thầu, đoàn thanh tra cũng chỉ ra giá trúng thầu đối với các loại hàng hóa từ khi nhập khẩu và sản xuất trong nước đều được mua bán qua lại (giữa các nhà cung cấp và đơn vị trúng thầu), đến khi tổ chức mua sắm (báo giá lập nhu cầu mua sắm, tư vấn TĐG để lập dự toán và tổ chức đấu thầu) làm cho giá tăng. Chưa có sự kiểm soát chặt chẽ giá thiết bị, hàng hóa của các cơ quan chức năng quản lý về giá nhập khẩu, giá kê khai để các doanh nghiệp tự quyết định về giá.

Trong hồ sơ đấu thầu, các tờ khai hải quan không thể hiện giá nhập khẩu (xóa giá trị hàng hóa). Việc này có thể ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch đối với giá hàng hóa trên thị trường…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

Nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và 3 công ty con, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn, đồng thời kiến nghị nộp ngân sách gần 12 tỷ đồng.

Trần Quý

21:00 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm