Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ sáu, 29/10/2021 - 22:03
(Thanh tra) - Là một trong những nội dung được Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra tại Kết luận thanh tra số 465/KL-TTCP thanh tra công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong khai thác khoáng sản và quản lý, sử dụng đất (SDĐ) có nguồn gốc từ nông lâm trường tại tỉnh Ninh Bình, thời kỳ 2011- 2018.
Nhiều doanh nghiệp tại Ninh Bình khai thác khoáng sản vượt công suất với khối lượng rất lớn
Nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản vượt công suất
Theo TTCP, trong giai đoạn năm 2011 - 2018, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều văn bản quy phạm nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật và hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện công tác BVMT nói chung và trong khai thác khoáng sản nói riêng, nhưng không ban hành văn bản quy định hệ số quy đổi từ khoáng sản thành phẩm sang khoáng sản nguyên khai làm cơ sở tính phí BVMT theo quy định. Do đó cơ quan thuế đã tính phí BVMT theo khối lượng khoáng sản thành phẩm, gây thất thu ngân sách Nhà nước.
Mặt khác, ngày 5/4/2012 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 226/QĐ- UBND quy định hệ số quy đổi từ "tấn" ra “m3” để làm căn cứ tính phí BVMT (phí BVMT tính theo đơn vị tấn), nhưng quyết định nêu trên do nhầm lẫn về khái niệm khoáng sản “nguyên khai” nên quy định đá xây dựng nguyên khai là 2,74 tấn/ m3, đá sau nổ mìn tại chân núi là 1,6 tấn/m3 dẫn đến một số doanh nghiệp đã áp dụng để tính thuế tài nguyên.
Sau khi phát hiện việc quy đổi như trên là chưa đúng, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng hệ số 1,6 tấn/m3 để quy đổi từ “tấn” ra “m3”, nhưng đến thời điểm thanh tra (ngày 29/11/2019), vẫn còn 3 doanh nghiệp (Công ty Cổ phần (Cty CP) Xi măng Hệ Dưỡng, Cty CP Xi măng Hướng Dương và Cty TNHH Duyên Hà) chưa thực hiện đầy đủ việc quy đổi theo hệ số 1,6 tấn/m3 với tổng số tiền hơn 32,5 tỷ đồng. Trong đó, riêng Cty CP Xi măng Hướng Dương, giai đoạn từ tháng 4/2017 đến thời điểm thanh tra, vẫn thực hiện quy đổi khối lượng theo hệ số 1,8 tấn/m để nộp thuế tài nguyên với số tiền hơn 8,8 tỷ đồng.
Các tồn tại, vi phạm này trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư (CĐT) các dự án (DA) khai thác khoáng sản; UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh.
Công tác thanh tra, kiểm tra công tác BVMT trong khai thác khoáng sản được UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì. Trong giai đoạn 2011 - 2018 đã thanh tra, kiểm tra đối với 37 đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Tổng cục Môi trường thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT đối với 12 mỏ trên địa bàn tỉnh. Qua thanh, kiểm tra, cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình đã phát hiện một số CĐT chưa chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về BVMT. Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình đã xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về BVMT với số tiền hơn 4,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau thanh tra và xử lý vi phạm hành chính, vẫn còn một số CĐT chưa khắc phục triệt để các sai phạm.
Trong việc thực hiện các biện pháp, phương án BVMT theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được phê duyệt, qua kiểm tra 20 DA khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh cho thấy, nhìn chung các DA có thực hiện các biện pháp, phương án BVMT theo báo cáo ĐTM được phê duyệt. Tuy nhiên, vẫn còn một số CĐT chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu của báo cáo ĐTM được phê duyệt vi phạm khoản 1, Điều 26 và Điều 27 Luật BVMT.
Nhiều doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định trong khai thác khoáng sản, song vẫn còn một số doanh nghiệp khai thác vượt công suất với khối lượng rất lớn như Cty CP Xi măng Hướng Dương, Cty CP Vissai Ninh Bình. Cá biệt có Cty TNHH Duyên Hà năm 2013, 2014, 2015 đã khai thác vượt hơn 300% công suất được cấp phép tại mỏ đá vôi, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư và xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp vi phạm quy định của Luật Khoáng sản.
Nhiều diện tích đất đã giao sử dụng nhiều năm nhưng chưa kí hợp đồng
Thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh, theo TTCP, Ninh Bình có 4 công ty có tiền thân là các nông trường quốc doanh trước đây, gồm Cty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Cty CP Giống vật nuôi và cây trồng Đồng Giao, Cty CP Giống bò thịt, sữa Yên Phú, Cty TNHH MTV Bình Minh (trực thuộc UBND tỉnh Ninh Bình) và 5 ban quản lý rừng phòng hộ trực thuộc UBND các huyện, thành phố: Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô, Kim Sơn, Tam Điệp được giao quản lý, SDĐ có nguồn gốc từ nông, lâm trường.
Qua thanh tra cho thấy, sau khi thực hiện việc chuyển đổi, công tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường tại Cty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao và Cty CP Giống bò thịt, sữa Yên Phú chưa được UBND tỉnh Ninh Bình và cơ quan chức năng quan tâm đúng mức; không chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành các trình tự, thủ tục để quản lý đất đai theo quy định như rà soát, đo đạc, xác định mốc giới, ranh giới lập hồ sơ địa chính phê duyệt phương án SDĐ cho các công ty; thu hồi các diện tích đất các công ty không còn nhu cầu sử dụng để lập phương án giao đất cho các hộ dân thiếu đất sản xuất; chậm chuyển từ hình thức giao đất không thu tiền SDĐ sang hình thức cho thuê đất; không lập hồ sơ địa chính…
Đến năm 2016, UBND tỉnh Ninh Bình mới phê duyệt đối với 2/4 công ty, còn 2/4 công ty chưa được UBND tỉnh phê duyệt là Cty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao và Cty TNHH MTV Bình Minh) dẫn đến công tác quản lý đất đai tại các công ty này gặp nhiều khó khăn.
Chưa xử lý dứt điểm một số diện tích đất bị lấn chiếm ở một số công ty như 241 ha đất đang do một số hộ dân sử dụng từ khi nhận giao khoán của Nông trường Phùng Thượng (đã hết hạn hợp đồng từ năm 2015) nhưng không ký hợp đồng tiếp hoặc bàn giao lại đất cho Cty CP Giống thịt bò sữa Yên Phú; 2,78 ha đất giao cho Nông trường Quốc doanh Đồng Giao trước đây quản lý, sử dụng nhưng một số hộ dân đã sử dụng làm nhà ở và sản xuất nông nghiệp.
Chậm chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa; chậm giao rừng, thu hồi rừng, lập và quản lý hồ sơ giao rừng và đất để phát triển rừng cho Ban Quản lý rừng Tam Điệp.
Ngoài ra, TTCP còn chỉ ra, UBND tỉnh Ninh Bình chậm phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bản vệ và phát triển rừng theo quy định.
Những tồn tại trên, theo TTCP trách nhiệm chính thuộc lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, Sở Tài nguyên Môi trường, UBND các huyện, thành phố liên quan.
Đối với công tác thu hồi đất, giao đất có nguồn gốc từ nông trường, theo TTCP, có 2 DA được UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất để thực hiện DA có diện tích lớn hơn so với kế hoạch SDĐ được HĐND TP Tam Điệp thông qua gồm DA quy hoạch khu dân cư mới phường Bắc Sơn vượt 2,76 ha và DA quy hoạch khu dân cư mới xã Quang Sơn vượt 8,13 ha.
UBND TP Tam Điệp phê duyệt quy hoạch chi tiết 3 DA xây dựng hạ tầng khu dân cư nằm ngoài khu vực ranh giới đô thị đã được xác định tại bản đồ quy hoạch SDĐ gồm DA quy hoạch khu dân cư tại phường Tây Sơn (5,64ha), DA quy hoạch khu dân cư tại phường Tây Sơn (7,79ha) và DA quy hoạch khu dân cư mới xã Quang Sơn.
Ngày 8/8/2011, UBND tỉnh Ninh Bình có quyết định thu hồi 129,1ha đất của 3 công ty SDĐ có nguồn gốc từ nông lâm trường để giao cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường thực hiện giai đoạn 2 của DA. Tuy nhiên, sau 8 năm (đến thời điểm thanh tra) toàn bộ diện tích trên vẫn chưa tiến hành giải phóng mặt bằng, nhưng UBND tỉnh vẫn chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.
Đến thời điểm thanh tra, UBND tỉnh Ninh Bình chưa ban hành quyết định thu hồi 444,18ha đất do Nông trường Yên Phú trước đây quản lý. Mặt khác, Cty CP Giống thịt bò sữa Yên Phú vẫn còn hàng trăm hộ dân đã nhận bàn giao đất của nông trường Yên Phú trước đây đã hết thời hạn giao khoán từ năm 2015 nhưng không bàn giao đất lại cho công ty quản lý hoặc ký hợp đồng giao khoán mới, tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp đất đai, khiếu nại phức tạp khi Nhà nước thu hồi đất.
Sau khi sắp xếp, chuyển đổi các nông trường quốc doanh, UBND tỉnh Ninh Bình không quyết định chuyển từ hình thức giao đất không thu tiền SDĐ sang thuê đất đối với diện tích các công ty được tiếp tục sử dụng.
Đến thời điểm thanh tra còn nhiều diện tích đất đã giao cho một số công ty sử dụng từ nhiều năm nhưng chưa kí hợp đồng thuê đất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ và chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đối với Nhà nước. Cụ thể, Cty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao khoảng hơn 1 nghìn ha, Cty CP Giống bò thịt sữa Yên Phú hơn 241 ha, Cty TNHH MTV Bình Minh 545 ha.
Bài 2: Tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo kết luận thanh tra, trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) có những sai sót, tồn tại trong việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN).
Thu Huyền
11:58 23/11/2024(Thanh tra) - Thanh tra huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam vừa công bố công khai kết luận thanh tra đột xuất việc thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư và công tác tiếp công dân, xử lý, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo tại các xã, thị trấn từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/8/2024.
Lâm Ánh
21:37 22/11/2024Trần Quý
21:00 21/11/2024Cảnh Nhật
19:21 21/11/2024Thu Huyền
20:19 20/11/2024Lâm Ánh
09:00 20/11/2024Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh