Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Zimbabwe: 62 thanh tra giao thông bị sa thải

Thứ sáu, 29/06/2018 - 12:19

(Thanh tra) - Cơ quan Thanh tra Giao thông Zimbabwe (VID) vừa sa thải 62 cán bộ, nhân viên vì tham nhũng, tin từ Hội đồng Bộ trưởng về Giao thông Vận tải và Phát triển cơ sở hạ tầng (Hội đồng) cho biết.

Các cán bộ của Trung tâm Đăng kiểm phương tiện giao thông và Cơ quan Thanh tra Giao thông Zimbabwe theo dõi quá trình tố tụng tại phiên tòa ở Thủ đô Harare. Ảnh: Daily News

Trong một báo cáo về hoạt động của Trung tâm Đăng kiểm phương tiện giao thông (CVR) và VID, Hội đồng cho biết, 5 năm qua, từ 2013 - 2017 và nửa đầu năm 2018, 62 sỹ quan đã bị bắt giữ vì các hành vi vi phạm pháp luật. Các cán bộ nhân viên bị bắt giữ đã có nhiều sai phạm trong việc cấp giấy phép lưu thông cho các phương tiện không đủ khả năng di chuyển và giấy phép lái xe cá nhân.

Các vụ việc được phát hiện nhờ sử dụng cơ chế kiểm soát nội bộ của VID, không có ai tố cáo về các trường hợp bị yêu cầu hối lộ.

Chánh Thanh tra Giao thông Joseph Pedzapasi chỉ ra rằng, vấn đề tham nhũng tại VID rất phức tạp, nhưng VID đã cố gắng đưa vào sử dụng các cơ chế giám sát để có thể giảm thiểu tham nhũng. Những người bị bắt vì các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên sẽ bị sa thải và không có cơ hội được tiếp tục làm việc trong hệ thống các cơ quan Nhà nước.

Cũng theo người đứng đầu VID, một trong số giải pháp mà họ áp dụng để chống tham nhũng là cung cấp số điện thoại miễn phí để những người bị yêu cầu hối lộ có thể thông tin, tố cáo bất cứ lúc nào.

Vấn đề tham nhũng tại VID, các phương tiện không đủ tiêu chuẩn để lưu thông, quá tốc độ và đường kém chất lượng là những nguyên nhân chính dẫn tới tử vong vì tai nạn giao thông trên đất nước Zimbabwe. Giấy phép lái xe của Zimbabwe được quốc tế công nhận nhưng đang dần mất đi giá trị bởi tình trạng tham nhũng tràn lan trong việc ban hành giấy phép này.

Lãnh đạo VID Joseph Pedzapasi cho biết, các cán bộ nhân viên của ông đang nhận mức lương khá thấp. Họ được giao chỉ tiêu hay nói cách khác là phải có các đóng góp mang về cho cơ quan từ 10.000 - 15.000 USD mỗi tháng. Nếu được ghi nhận các nỗ lực, người này được trả lương 400 USD/tháng. Chính việc này đã tạo ra sự mất cân bằng, làm nảy sinh tham nhũng.

Ngọc Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.

Thái Hải

12:55 06/12/2024
Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.

PV

11:08 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm