Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tổng thống Nam Phi “có thể bị khởi tố” do tham nhũng

Thứ tư, 04/05/2016 - 09:58

(Thanh tra)- Tòa Thượng thẩm Nam Phi xem xét lại quyết định hủy bỏ 783 cáo buộc tham nhũng đối với Tổng thống Jacob Zuma trong thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá hàng tỷ đô la của Chính phủ năm 1999.

Ảnh: AFP

Năm 2009, Zuma trở thành tổng thống sau khi các cáo buộc tham nhũng nhằm vào ông bị dỡ bỏ trước thềm cuộc bầu cử. Đảng cầm quyền Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cho rằng Tòa án Tối cao đã không đưa ra bất kỳ kết luận nào chống lại Tổng thống. Phe đối lập Liên minh Dân chủ cũng cho rằng quyết định của Trưởng công tố viên là “không hợp lý”.

Vụ kiện tụng mới đây đã mở đường cho các công tố viên Cơ quan Quốc gia (NPA) khởi tố vụ án “ghi âm gián điệp” sau khi xét thấy có sự can thiệp chính trị vào cuộc điều tra.

Mmusi Maimane, lãnh tụ đối lập của Liên minh Dân Chủ phát biểu: “Đây là một thắng lợi lớn và chúng tôi tin rằng Jacob Zuma phải bị khởi tố. Phán quyết hôm nay của Tòa án cho thấy công lý đã được thực thi. Xin được gửi lời chúc mừng đến những đồng nghiệp đã theo đuổi cuộc chiến lâu dài này”.

ANC cho rằng: "Ông Zuma phải bị luận tội. Công lý bị trì hoãn đồng nghĩa với công lý bị từ chối. Vụ việc đã kéo dài gần chục năm và sắp đi đến hồi kết”.

Chánh án Aubrey Ledwaba nói Công tố viên Trưởng Mpshe đã “chịu nhiều áp lực” khi quyết định không khởi tố vụ án và đưa ra “một quyết định không hợp lý. Trong hoàn cảnh đó, ông Mpshe đã quên đi lời tuyên thệ phải luôn giữ bản thân độc lập, không bị chi phối hoặc thiên vị. Vì vậy, chúng tôi cho rằng quá trình khởi tố ông Zuma không bị ảnh hưởng bởi những cáo buộc liên quan ông McCarthy. Ông Zuma phải bị khởi tố theo cáo trạng.”

Đây là vụ bê bối lớn nhất, ảnh hưởng tới uy tín của Tổng thống Jacob Zuma kể từ khi ông nhậm chức năm 2009, tái đắc cử tháng 5/ 2016 và hết nhiệm kỳ năm 2019.

Tháng 3/2016, Tòa Thượng thẩm Nam Phi đã phán quyết Tổng thống vi phạm Hiến pháp khi dùng quỹ công để tu sửa dinh thự riêng tại Nkandla thuộc tỉnh KwaZulu-Natal. Điều này củng cố thêm kết luận của cơ quan chống tham nhũng quốc gia về việc 23 triệu đô la Mỹ tiền ngân sách đã bị sử dụng bất hợp pháp.

Thỏa thuận vũ khí gây tranh cãi

Năm 1999, hợp đồng ký kết mua bán vũ khí nhằm hiện đại hóa lực lượng quân đội Nam Phi với tổng trị giá lên tới 30 tỷ rand (tương đương 5 tỷ đô la Mỹ) được cung cấp bởi 5 tập đoàn vũ khí hàng đầu thế giới, gồm BAE Systems (Anh), Thales (nay là Thomson-CSF của Pháp), Saab (Thụy Điển), Đức, Ý.

Các cáo buộc về rửa tiền, tham nhũng và nhận hối lộ trong thỏa thuận này đã đeo bám Tổng thống Jacob Zuma và người tiền nhiệm Thabo Mbeki cho đến nay;

Năm 2005, cố vấn tài chính của ông Zuma là Schabir Shaik bị kết án 15 năm tù vì hối lộ Tổng thống Zuma và dàn xếp hối lộ từ Thint, chi nhánh của công ty vũ khí Pháp Thales;

Năm 2003, Tony Yengeni, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng bị kết án 4 năm tù do tham nhũng và thoát án sau 5 tháng tạm giam;

Tháng 4/2016, Tòa Thượng thẩm Nam Phi xem xét lại quyết định hủy bỏ 783 cáo buộc tham nhũng đối với Tổng thống Jacob Zuma năm 1999.

Võ Như Uyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.

Thái Hải

12:55 06/12/2024
Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.

PV

11:08 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm