Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 03/06/2011 - 08:18
Mặc dù đã phủ nhận những lời cáo buộc xung quanh nghi vấn lạm dụng chức quyền, nhưng việc này đang làm ảnh hưởng tới cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) của Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde.
Bộ trưởng Tài chính Christine Lagarde.
Bộ trưởng Tài chính Christine Lagarde đang đứng trước nguy cơ bị khởi tố sau khi bị cáo buộc lạm dụng chức quyền. Dự kiến, ngày 10/6, Tòa án sẽ đưa ra phán quyết có khởi tố bà Christine Lagarde hay không. Đây là thời điểm vô cùng nhạy cảm đối với Bộ trưởng Tài chính Pháp bởi ngày 10/6 là thời điểm chốt danh sách ứng cử viên thay thế người tiền nhiệm Dominique Strauss-Kahn. Có người cảnh báo rằng, bà Christine Lagarde có thể phải từ bỏ giấc mộng làm bà chủ IMF nếu vụ bê bối kể trên không được xử lý "đẹp".
Theo giới truyền thông, Bộ trưởng Tài chính Christine Lagarde bị nghi ngờ lạm dụng chức quyền để giúp thương gia nổi tiếng Bernard Tapie khi chỉ định một tổ chuyên gia làm trọng tài giải quyết vụ tranh chấp kéo dài giữa chính phủ Pháp với ông này. Sau khi có sự can thiệp của tổ chuyên gia kể trên, ông Bernard Tapie đã thắng cuộc với số tiền bồi thường lên tới 270 triệu bảng Anh.
Tỷ phú Bernard Tapie từng được đánh giá là một trong những nhân vật đa sắc và hấp dẫn nhất của thương trường châu Âu và là "kẻ phiêu lưu lớn nhất cuối thế kỷ XX". Điều đáng nói là tỷ phú Bernard Tapie là nhà tài trợ quan trọng đối với đảng của Bộ trưởng Tài chính Christine Lagarde. Được biết, từ tháng 4/2011 Tòa thượng thẩm Paris đã bắt đầu tiến hành điều tra về vai trò của bà Christine Lagarde trong vụ án tranh chấp này. Vụ này chỉ được quan tâm đặc biệt sau khi Bộ trưởng Tài chính Christine Lagarde tuyên bố ra tranh cử chiếc ghế Tổng Giám đốc IMF.
Trong khi những tranh cãi xung quanh cáo buộc đối với Bộ trưởng Tài chính Christine Lagarde chưa ngã ngũ thì giới truyền thông lại đưa tin, ông Dominique Strauss-Kahn có thể đã bị Mỹ bẫy tình. Theo lời khai của các thành viên tổ lái, nhân viên FBI không hề liên lạc với đồng nghiệp của mình là nhân viên an ninh của sân bay để yêu cầu bắt giữ ông Dominique Strauss-Kahn, và vì lo ngại được báo tin nên FBI đã phong toả hệ thống liên lạc di động tại khu vực cần thiết của sân bay.
Đây là việc làm của cơ quan an ninh quốc gia Mỹ, không áp dụng đối với nghi can phạm tội thông thường, có thân phận đặc biệt như ông Dominique Strauss-Kahn.
Vì chưa có tiền án nên theo luật của Mỹ, ông Dominique Strauss-Kahn có quyền nộp bảo lãnh để tại ngoại, nhưng ngay sau khi bị bắt giữ, cựu Tổng Giám đốc IMF lập tức bị cách ly, bị nhốt trong nhà tù khét tiếng Rikers Island… Cho tới nay nhiều câu hỏi, đồn đoán xung quanh vụ bắt giữ ông Dominique Strauss-Kahn vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Theo Nguyễn Thị Lân
(CAND)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.
Thái Hải
12:55 06/12/2024(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.
PV
11:08 04/12/2024Phương Anh
11:30 25/11/2024Thái Hải
21:55 09/10/2024Thái Hải
15:28 09/10/2024Thái Hải
22:05 07/10/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà