Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 21/10/2013 - 23:07
(Thanh tra)- Chiều 21/10, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức họp phổ biến nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành T.Ư Đảng Khóa XI. Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh chủ trì buổi họp. Tham gia buổi họp có các Ủy viên Ban Cán sự Đảng; các Phó Tổng Thanh tra; các Đảng ủy viên; các Bí thư cấp ủy; thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị; trưởng các đoàn thể.
Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh thông báo nhanh kết quả Hội nghị T.Ư 8 Khóa XI. Ảnh: Phương Hiếu
Thông báo nhanh kết quả Hội nghị T.Ư 8, Tổng Thanh tra cho biết: Ban Chấp hành T.Ư đã thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014; đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về phát triển kinh tế - xã hội; xem xét và cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 8 (Khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; thảo luận và nhất trí về Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; thảo luận và thống nhất thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ XII của Đảng và cho ý kiến về Dự thảo Quy chế Bầu cử trong Đảng...
Hội nghị T.Ư thống nhất nhận định về thực trạng kinh tế - xã hội đất nước thời gian qua và xác định quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cho năm 2014 và 2 năm 2014 - 2015. Trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình trong nước, quốc tế, dự báo xu hướng và những khả năng có thể xảy ra. T.Ư yêu cầu Chính phủ, các bộ, ban, ngành và địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Kết luận của Hội nghị lần này. Khẩn trương cụ thể hóa và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp. Đặc biệt là phải chú trọng triển khai một cách cụ thể, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược, coi đây là yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ban Chấp hành T.Ư Đảng thảo luận và nhất trí ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Mục tiêu của đổi mới lần này, T.Ư chỉ rõ, phải tạo cho được chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo; khắc phục cơ bản các yếu kém kéo dài đang gây bức xúc trong xã hội. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả, thực học, thực nghiệp. Xây dựng nền giáo dục mở, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng. Hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc.
Ban Chấp hành T.Ư cũng dành nhiều thời gian thảo luận tại tổ và hội trường về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau và góp ý cụ thể vào từng chương, điều và toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Đồng thời, đánh giá cao các Đại biểu Quốc hội đã phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, xác đáng vào nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Các cơ quan chức năng đã khẩn trương, nghiêm túc tổng hợp, phân tích, tiếp thu, giải trình một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau để hoàn chỉnh dự thảo cả về nội dung lẫn kỹ thuật văn bản, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra trình Quốc hội xem xét, dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
Ban Chấp hành T.Ư đã thảo luận và thống nhất quyết định thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội XII của Đảng gồm: Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Kinh tế - xã hội; Tiểu ban Điều lệ Đảng; Tiểu ban Nhân sự; Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội. Khi xem xét, quyết định thành lập các tiểu ban, T.Ư đã thảo luận, cho ý kiến điều chỉnh về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và nhân sự cụ thể của từng tiểu ban; coi đây là công việc khởi đầu cho quá trình chuẩn bị Đại hội XII của Đảng. Các tiểu ban cần khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch để sớm đi vào hoạt động, bảo đảm chất lượng và hiệu quả.
Sau khi thông báo những nội dung chính của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành T.Ư Đảng Khóa XI, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh khẳng định, những nội dung cơ bản của Hội nghị đề ra lần này có tầm ảnh hưởng to lớn đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, Nhà nước, bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự trường tồn của đất nước ta. Tổng Thanh tra đề nghị các cấp ủy Đảng, các đơn vị, địa phương tiến hành quán triệt đến cán bộ, đảng viên và toàn thể cán bộ trong đơn vị, nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện, lãnh đạo tổ chức thực hiện thật tốt các nghị quyết, kết luận Hội nghị T.Ư 8 (Khóa XI) của Ban Chấp hành T.Ư Đảng. Tới đây, Thanh tra Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị triển khai học tập và trao đổi thảo luận từng nội dung cụ thể tới toàn thể cán bộ trong toàn ngành Thanh tra.
Phương Hiếu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 13/12, Cục Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV), Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phương Anh
19:11 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình