Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 07/08/2017 - 15:57
(Thanh tra) - Đánh giá sau 6 năm thi hành Luật Thanh tra, ngoài những mặt được, tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ rõ tồn tại, hạn chế như: Còn xảy ra chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; chồng chéo giữa thanh tra với kiểm toán Nhà nước và giữa thanh tra với giám sát của các cơ quan dân cử... Cạnh đó, cũng có lĩnh vực bị bỏ trống, buông lỏng.
Một góc TP Quảng Ngãi. Ảnh: http://www.quangngai.gov.vn/
Kết quả và những tồn tại
Toàn ngành Thanh tra tỉnh đã thực hiện 11.803 cuộc thanh tra, kiểm tra, phát hiện sai phạm 180.285,43 triệu đồng và 5.834,41ha đất cùng nhiều sai phạm khác.
Kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 110.668,95 triệu đồng và 5.626,94ha đất, kiến nghị xử lý khác 69.616,48 triệu đồng và và 207.47ha đất. Đồng thời, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 18 vụ 26 đối tượng, quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 39.402,55 triệu đồng cùng nhiều biện pháp xử lý vi phạm khác.
Qua công tác thanh tra đã chuyển cơ quan điều tra làm rõ 18 vụ 26 đối tượng. Kết quả, 12 cá nhân vi phạm bị xử lý hình sự, 32 cá nhân và 3 tổ chức bị xử lý kỷ luật về chính quyền và Đảng.
Trong 6 năm qua, trên địa bàn tỉnh có 3 vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động thanh tra, trong đó 1 vụ khiếu nại liên quan đến việc áp dụng pháp luật để kết luận thanh tra và 2 vụ tố cáo đối với hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra. Hiện nay, đã giải quyết xong 2 vụ tố cáo, kết quả giải quyết cho thấy việc tố cáo là không có cơ sở; đang tham vấn chuyên môn để giải quyết 1 vụ khiếu nại liên quan đến kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra tỉnh.
Đáng chú ý, số vụ việc (bao gồm cả tổng số người) bị xử lý về hành vi vi phạm trong hoạt động thanh tra và các dạng hành vi vi phạm bị xử lý (tính tổng số của mỗi dạng hành vi vi phạm theo quy định của Luật Thanh tra); giá trị sai phạm không có.
Các cơ quan thanh tra Nhà nước đã đôn đốc việc thực hiện 299 kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 51.789,06 triệu đồng và 795.82ha đất. Số tiền còn lại chưa thu được khoảng 29.149,26 triệu đồng chủ yếu nằm ở cấp huyện (26.901,87 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 92,3 %), phần lớn là số tiền kiến nghị thu hồi qua thanh tra chế độ bệnh binh đối với quân nhân là người dân tộc ít người theo Công văn số 6572/BQP-CT ngày 15/8/2005 của Bộ Quốc phòng và số tiền phải thu hồi của một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn ngừng hoạt động.
Đánh giá việc thi hành Luật Thanh tra, bên cạnh những mặt được, tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ rõ tồn tại, hạn chế như: Còn xảy ra chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; chồng chéo giữa thanh tra với kiểm toán Nhà nước và giữa thanh tra với giám sát của các cơ quan dân cử... Bên cạnh đó, cũng có lĩnh vực bị bỏ trống, buông lỏng.
Ngành Thanh tra chưa chủ động, chưa mạnh dạn, thiếu kỹ năng phát hiện dấu hiệu vi phạm kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thanh tra hoặc chủ động quyết định thanh tra; hiệu quả trong việc kiểm tra tính chính xác, hợp pháp các kết luận thanh tra còn thấp; chưa thực hiện chức năng thanh tra lại.
Việc ban hành kết luận thanh tra vẫn còn chậm, tình trạng ban hành kết luận thanh tra trễ hạn luật định diễn ra ở nhiều cơ quan thanh tra; chất lượng kết luận thanh tra của một số sở, huyện còn thấp; một số kết luận thanh tra chưa xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, kiến nghị, xử lý các sai phạm có vụ, có việc chưa đủ nghiêm khắc hoặc không có tính khả thi, nhất là áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan thanh tra chuyên ngành; chưa có nhiều kiến nghị về sửa đổi cơ chế chính sách bất cập; kiến nghị xem xét trách nhiệm kỷ luật còn chung chung, thiếu cụ thể; công tác theo dõi, đôn đốc sau thanh tra ở một số địa phương vẫn còn hạn chế, chưa kịp thời, chưa quyêt liệt.
Tính chuyên nghiệp của nhiều công chức thanh tra còn hạn chế.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác của ngành còn hạn chế.
Một số kiến nghị
Qua 6 năm thực hiện Luật Thanh tra, tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Chính phủ nên ban hành ngay Nghị định về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nói riêng và các chủ thể tham gia trong nền kinh tế để phân định rõ giữa kiểm tra và thanh tra; phân cấp rõ ràng cho mỗi cấp chính quyền trong hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; quy định rõ về quy trình thủ tục thanh tra, kiểm tra liên ngành.
Chính phủ nên sửa đổi các Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức cho đồng bộ, tương thích với Quy định về xử lý kỷ luật đảng viên; quy định việc kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật đối với một số loại hành vi vi phạm như hành vi vi phạm về: Cố ý làm trái gây ra thiệt hại; về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng về công tác cán bộ... lên trên 24 tháng vì đây là những hành vi vi phạm ẩn, bị che giấu, qua kiểm tra, thanh tra mới được phát hiện; vai trò được tham gia vào quá trình xử lý cán bộ, công chức, viên chức có sai phạm phát hiện qua thanh tra.
Ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực thanh tra để xử lý các hành vi chống đối, cản trở hoạt động thanh tra; hành vi không thực hiện kết luận thanh tra để có hành lang cưỡng chế thu hồi tài sản Nhà nước.
Ban hành Nghị định về việc trưng cầu giám định trong hoạt động thanh tra.
Tỉnh cũng kiến nghị Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định rõ về biên chế, tổ chức cụ thể cho cơ quan thanh tra cấp huyện; chỉ tiêu biên chế tính trên các căn cứ: Đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, số lượng dân số và theo khu vực đồng bằng, miền núi, hải đảo; ban hành quy trình nghiệp vụ về kiểm tra tính chính xác, hợp pháp kết luận thanh tra; quy trình nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý kiến nghị thanh tra; việc sử dụng con dấu của trưởng đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; hướng dẫn cụ thể “những người có mối quan hệ thân thiết” với đối tượng thanh tra, để tránh trường hợp lựa chọn người tham gia đoàn thanh tra không phù hợp và xử lý những bất cập, hạn chế của pháp luật về thanh tra.
Đối với thiết chế Ban Thanh tra nhân dân, Ban Thanh tra nhân dân cấp xã là rất cần thiết, nên đưa ra khỏi Luật Thanh tra, hình thành nên Luật Giám sát của nhân dân hoặc đưa vào Pháp lệnh Thực hành dân chủ ở xã và nâng lên thành Luật; kinh phí cho Ban Thanh tra nhân nhân nên dự toán tập trung từ đầu mối Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh cấp theo tiêu chuẩn, định mức quy định định dựa trên khối lượng công việc; có chính sách động viên, khen thưởng thỏa đáng cho thanh tra nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cũng cần quy định hiệu lực pháp lý, điều kiện ràng buộc đối với các cơ quan Nhà nước khi tiếp nhận các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; số thành viên của Ban Thanh tra nhân dân nên linh hoạt, không nên đưa mức trần. Không nên tổ chức Ban Thanh tra nhân dân trong các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước vì trùng lắp nhiệm vụ với các tổ chức trong các cơ quan này.
Hàn Ngọc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Long An công bố, trao quyết định cho các cán bộ được luân chuyển và điều động công tác khác. Các quyết định có hiệu lực kể từ ngày 16/12/2024.
Thu Huyền
20:04 11/12/2024(Thanh tra) - Trong tháng 11/2024, UBND thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động quan trọng trong các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước hiệu quả và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công dân.
Chính Bình
15:33 11/12/2024Cảnh Nhật
14:16 11/12/2024Kim Thành
09:56 11/12/2024Phương Anh
20:46 10/12/2024Phương Anh
20:15 10/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên