Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 17/03/2014 - 15:25
(Thanh tra) - Chủ tịch Ủy ban Chống tham nhũng Indonesia (KPK) đã khẳng định như vậy khi tiếp Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Chiến Bình đến chào xã giao.
Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Chiến Bình chào xã giao Chủ tịch KPK Abraham Samad.
Từ ngày 9 - 14/3/2014, Đoàn Đại biểu Cấp cao Thanh tra Chính phủ do Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Chiến Bình làm Trưởng đoàn đã đi thăm và làm việc tại Indonesia.
Chia sẻ kinh nghiệm về kê khai tài sản với Đoàn Đại biểu Cấp cao Thanh tra Chính phủ, đại diện KPK cho biết, KPK có thẩm quyền tối cao trong việc yêu cầu cung cấp các báo cáo về kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức. Theo đó, các cán bộ, công chức phải kê khai tài sản cả trong giai đoạn đã được bổ nhiệm, đang giữ chức vụ hay sắp về hưu. Luật pháp hiện hành của Indonesia quy định, trong vòng 2 tháng sau khi được bổ nhiệm, hay thậm chí là 2 tháng sau khi đã thôi giữ chức vụ, các công chức/quan chức đều phải báo cáo tài sản của mình. Trường hợp báo cáo sai hay chưa đầy đủ, tùy mức độ, có thể bị xử lý từ hạ cấp bậc cho đến sa thải… “Các báo cáo kê khai tài sản hiện nay đều thực hiện trên giấy, nhưng được công khai những thông tin cơ bản trên mạng Internet để người dân giám sát xem đã kê khai đúng chưa, đủ chưa. Trong thời gian tới, việc kê khai tài sản sẽ được số hóa để có thể cập nhật liên tục và chính xác hơn” - ông Adlinsyah M. Nasution, người phụ trách bộ phận kê khai tài sản của KPK cho biết.
Phát biểu tại buổi hội đàm, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Chiến Bình khẳng định cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay hết sức quyết liệt với những quyết tâm cao và hành động mạnh và cũng giống như KPK, đều dựa không ít vào sự hỗ trợ, cung cấp thông tin từ phía người dân. Phó Tổng Thanh tra bày tỏ sự đánh giá cao KPK dù hoạt động trong môi trường có nhiều khó khăn và thách thức nhưng vẫn rất hiệu quả; đồng thời nhấn mạnh những kinh nghiệm của KPK rất có ý nghĩa đối với Việt Nam nói chung, Thanh tra Chính phủ nói riêng.
Chào xã giao Chủ tịch KPK Abraham Samad, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Chiến Bình giới thiệu sơ qua về truyền thống kiên trung, bất khuất của dân tộc Việt Nam trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và khẳng định truyền thống đó đang được phát huy trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay. Phó Tổng Thanh tra cũng đã trân trọng chuyển lời của Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh mời Chủ tịch KPK thăm và làm việc tại Thanh tra Chính phủ.
Trong lời đáp từ, Chủ tịch KPK Abraham Samad cho biết, ông yêu quý và ngưỡng mộ Việt Nam từ rất lâu nên thường xuyên tìm hiểu về đất nước anh hùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch KPK khẳng định, Việt Nam và Indonesia là hai nước trong khu vực Đông Nam Á có nhiều điểm tương đồng, đều là những nước giành độc lập từ rất sớm (năm 1945 - T.N.Đ) cũng như đã thiết lập quan hệ ngoại giao gần 60 năm qua (năm 1955 - T.N.Đ). Hiện nay, Việt Nam và Indonesia đều là những nước đang phát triển nên cùng có chung vấn nạn tham nhũng, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản. Vì thế, “KPK sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ Thanh tra Chính phủ cũng như Việt Nam chống tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản một cách cụ thể qua việc đào tạo các thanh tra viên, các kỹ thuật viên bất cứ khi nào, vào thời gian nào phía Việt Nam yêu cầu” - Chủ tịch KPK nhấn mạnh. Về lời mời thăm và làm việc tại Thanh tra Chính phủ của Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh, Chủ tịch KPK vui vẻ nhận lời và cho biết sẽ sắp xếp trong thời gian tới thông qua bộ phận hợp tác quốc tế của hai cơ quan.
Nhiệm vụ và thẩm quyền của KPK Phối hợp và giám sát các cơ quan khác có thẩm quyền chống tham nhũng. Hướng dẫn việc điều tra trước, điều tra và truy tố đối với các hành vi tham nhũng. Hướng dẫn các hoạt động phòng ngừa tham nhũng. Giám sát quản trị Nhà nước. KPK điều phối hoạt động của mình thông qua các văn phòng công tố, cảnh sát và các cơ quan giám sát và quản lý tài chính và: Cung cấp hệ thống báo cáo nhằm hỗ trợ việc chống tham nhũng; yêu cầu cung cấp thông tin về các hoạt động chống tham nhũng từ các cơ quan liên quan; tiến hành các buổi điều trần và các buổi họp đối với các cơ quan có thẩm quyền; yêu cầu các cơ quan liên quan cung cấp thông tin về phòng ngừa tham nhũng. Vai trò giám sát của KPK gồm có: Giám sát, nghiên cứu hoặc tham khảo các cơ quan có thẩm quyền chống tham nhũng và các cơ quan dịch vụ công liên quan. KPK cũng có thể tiến hành điều tra hoặc truy tố được thực hiện bởi cảnh sát hoặc văn phòng công tố trong các trường hợp: Bản báo cáo tham nhũng công không được thực thi; việc không có thẩm quyền hoặc chậm trễ trong việc xử lý các trường hợp tham nhũng mà không có lý do đủ điều kiện; nghi ngờ việc che giấu tội phạm hoặc làm sai lệch các nhân tố tham nhũng trong quá trình điều tra; vật cản xử lý trường hợp tham nhũng bởi vì sự can thiệp của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp hoặc các trường hợp khác mà có sự cản trở tích cực của cảnh sát hoặc văn phòng công tố để tiến hành điều tra riêng. Phạm vi hoạt động của KPK trong điều tra tham nhũng bao gồm những trường hợp: Chấp hành viên liên quan đến pháp luật, các công chức Nhà nước và các cá nhân có liên quan khác; những người gây ra sự lo ngại đáng kể cho dư luận và/hoặc sở hữu ít nhất 1 tỷ rupiah (khoảng 100.000 USD). Phạm vi hoạt động của KPK trong biện pháp phòng ngừa tham nhũng bao gồm: Kiểm toán tài sản của công chức Nhà nước; đánh giá báo cáo tham nhũng; các chương trình đào tạo về phòng, chống tham nhũng ở tất cả các bậc đào tạo; thiết kế và khuyến khích các chương trình xã hội về phòng, chống tham nhũng; các chiến dịch phòng, chống tham nhũng đối với công chúng; nghiên cứu hệ thống quản lý ở tất cả các cơ quan thuộc Chính phủ và Nhà nước với quan điểm là thực hiện cải thiện nhằm giảm thiểu nguy cơ tham nhũng. (Nguồn: Vụ Hợp tác Quốc tế) |
Thành Nam Định
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 13/12, Cục Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV), Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phương Anh
19:11 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình