Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chú trọng thực hiện có hiệu quả các kết luận, kiến nghị về thanh tra

Thứ ba, 20/10/2015 - 08:35

(Thanh tra)- Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong định hướng chương trình công tác thanh tra của ngành Thanh tra năm 2016 vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt.

Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác thanh tra năm 2015.

Thanh tra những vấn đề nổi cộm, bức xúc

Theo đó, mục tiêu, yêu cầu trọng tâm là triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về thanh tra, gắn với việc tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương trong quản lý nhà nước về thanh tra. Hoạt động thanh tra vừa có trọng tâm, trọng điểm, vừa bám sát, đáp ứng được các yêu cầu của việc phát triển kinh tế, xã hội ở các cấp, các ngành, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, đồng thời chú trọng việc thực hiện có hiệu quả các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; triển khai thực hiện các quy định của Luật Khiếu nại (KN), Luật Tố cáo (TC), Luật Tiếp công dân (TCD) và các văn bản hướng dẫn thi hành; tập trung thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TCD, giải quyết KN,TC ở các cấp, các ngành.

TTCP tiến hành thanh tra trách nhiệm đối với bộ, ngành Trung ương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; việc quản lý mua sắm tài sản và quản lý tài chính công; việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản; việc quản lý vốn chủ sở hữu, cổ phần hoá, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; thanh tra trách nhiệm đối với UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về công tác quản lý, sử dụng đất đai; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý tài chính, mua sắm tài sản công; việc thực hiện pháp luật về thanh tra, KN,TC và PCTN; thanh tra đối với các Tập đoàn, Tổng Cty Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ thành lập…

Thanh tra vụ việc do Thủ tướng Chính phủ giao; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại các cuộc thanh tra đã được bộ, ngành Trung ương, tỉnh, TP trực thuộc Trung ương kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thanh tra đột xuất, tập trung những vấn đề nổi cộm, bức xúc được dư luận quan tâm và kiểm tra công tác PCTN; việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra và xử lý sau thanh tra của bộ, ngành Trung ương, tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.

Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ tiến hành thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và công tác quản lý tài chính, tài sản, mua sắm tài sản công, thực hiện pháp luật về giải quyết KN,TC và PCTN của các đơn vị trực thuộc Bộ; thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do Bộ phụ trách, chú trọng thanh tra chuyên đề diện rộng đối với lĩnh vực quan trọng nhằm chấn chỉnh quản lý, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra.

Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; quyết định thanh tra lại các cuộc thanh tra do các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành Trung ương tiến hành thanh tra và kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra các vụ việc do Bộ trưởng giao và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra và xử lý sau thanh tra đối với cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tiến hành thanh tra trách nhiệm đối với thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các quận, huyện, TP, thị xã thuộc tỉnh trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quan trọng; việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp dân, KN,TC và PCTN. Thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn, việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước tại các cơ quan, đơn vị địa phương và doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh, TP; thanh tra các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; quyết định thanh tra lại các cuộc thanh tra đã được các sở, ngành cấp tỉnh và UBND các quận, huyện, TP, thị xã thuộc tỉnh đã kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra các vụ việc do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao và thanh tra chuyên đề theo từng lĩnh vực; kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra và xử lý sau thanh tra tại các sở và UBND các quận, huyện, TP, thị xã cấp tỉnh.

Giảm khiếu nại bức xúc, kéo dài

Đối với công tác TCD, giải quyết KN,TC, ngành Thanh tra tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 39 của Quốc hội và Chỉ thị số 14 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC; tập trung giải quyết có chất lượng các vụ việc KN,TC, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85% đối với các vụ việc mới phát sinh; chú trọng việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%.

Kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch 2100 của TTCP, coi đây là việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành với mục tiêu giảm KN, bức xúc, kéo dài, đoàn đông người.

Triển khai thực hiện Luật TCD và Nghị định số 64 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TCD ở các cấp, các ngành; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác TCD, giải quyết KN,TC; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về tiếp dân, KN,TC và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KN,TC để nâng cao hiểu biết pháp luật về KN,TC của cán bộ, nhân dân.

Về công tác PCTN, tổ chức tổng kết 10 năm việc thực hiện Luật PCTN; quan tâm rà soát hoàn thiện thể chế về PCTN, nhất là việc hoàn thiện các quy định trong việc công khai minh bạch trong quản lý ngân sách, đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và công tác cán bộ của các cấp, các ngành; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, gắn với việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để đảm bảo chính xác thông tin khách quan, đúng sự thật để góp phần thực hiện có hiệu quả hơn công tác PCTN.

Đồng thời, nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc nắm bắt tình hình, phát hiện tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về PCTN; tổ chức tốt hoạt động đối thoại về PCTN; tham gia tích cực vào các hoạt động thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN nhằm thúc đẩy công tác PCTN ở các cấp, các ngành.

Phương Hiếu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.

Thu Huyền

21:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm