Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xây dựng nghị định về định danh và xác thực điện tử có lợi cho người dân

Thanh Thanh

Thứ sáu, 18/03/2022 - 21:33

(Thanh tra) - Ngày 18/3, Bộ Công an tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành liên quan để thảo luận, tham gia ý kiến về dự thảo nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng ban Soạn thảo Nghị định chủ trì cuộc họp. Ảnh: T.D

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh việc xây dựng nghị định về định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hoạt động định danh và xác thực điện tử, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử.

Đồng thời, phục vụ công tác quản lý dân cư của cơ quan chức năng, góp phần thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, công dân, đáp ứng yêu cầu về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân…

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nêu rõ, nhiệm vụ Đề án 06 đặt ra với từng bộ, ngành đã rất rõ ràng, tuy nhiên còn một số vướng mắc cần khắc phục như về thể chế, quy trình, công nghệ để thực hiện thông suốt từ trung ương xuống cơ sở để người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng.

Với hệ thống công an 4 cấp, đặc biệt, là lực lượng công an chính quy ở các xã sẽ giúp các bộ ngành xuống tận cơ sở sẽ hoàn thành dữ liệu chuyên ngành của từng đơn vị trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang được Bộ Công an đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống” trên toàn quốc.

Hiện nay, xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến đã và được Chính phủ, các ban, bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử yêu cầu phải có cơ chế để định danh, xác thực thông tin người dùng bảo đảm tính chính xác, đồng nhất, có kiểm chứng.

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì xây dựng dự thảo nghị định về định danh và xác thực điện tử, Bộ Công an đã thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập có thành viên là đại diện các bộ, ngành liên quan.

Trong quá trình xây dựng dự thảo nghị định, Bộ Công an đã nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm mô hình xây dựng định danh và xác thực điện tử của một số quốc gia như: Singapore, Estonia, Ấn Độ, Phần Lan, Hà Lan, Hàn Quốc... đã hội thảo với các chuyên gia, nhà khoa học, và các tổ chức có liên quan đến định danh điện tử như: Vnpost, Mobifone, VNPT, World Bank.

Tại cuộc họp này, các đại biểu đã phát biểu đóng góp ý kiến vào nội dung dự thảo nghị định về định danh và xác thực điện tử gồm 6 chương, 42 điều.

Các ý kiến tập trung đánh giá về sự cần thiết ban hành nghị định, bố cục, nội dung cơ bản của nghị định; đối tượng cấp tài khoản định danh điện tử; mô hình của hệ thống định danh và xác thực điện tử; các thủ tục hành chính được quy định tại dự thảo nghị định.

Thứ trưởng Nguyên Duy Ngọc mong muốn các thành viên Ban Soạn thảo sẽ tiếp tục tổ chức thảo luận tại đơn vị theo ngành, lĩnh vực của mình để đảm bảo sự đầy đủ, thống nhất với Bộ Công an.

Vì vậy, trong quá trình sẽ vừa làm, vừa nghiên cứu, vừa hoàn thiện nhưng cũng đặt mục tiêu dự thảo này sẽ sớm được ban hành với nội dung cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và hoàn chỉnh nhất; Ban Soạn thảo tiếp tục nhận các ý kiến tham gia góp ý để đạt mục tiêu hoàn chỉnh dự thảo  nghị định trong tháng 4/2022.

Để nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử ra đời, đi vào cuộc sống một cách hiệu quả, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch khác, Bộ Công an đề nghị Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) tiếp tục phối hợp chặt chẽ, trao đổi với nhau làm việc với các cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng dự thảo.

Dự thảo nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử đã được đăng lấy ý kiến tham gia của tổ chức, cá nhân từ ngày 24/1/2022 - 24/3/2022 trên Trang Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Trước đó, ngày 1/7/2021, Cơ sở Dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư đã chính thức được đưa vào sử dụng, đây là cơ sở quan trọng để làm nền tảng cho việc định danh và xác thực điện tử.

Ngày 8/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng CSDLQG về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân và cơ sở dữ liệu về xuất nhập cảnh.

Tuy nhiên, những quy định tại quyết định này chưa cụ thể, rõ ràng nên yêu cầu đặt ra là cần phải xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để quy định cụ thể các nội dung liên quan về định danh và xác thực điện tử.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm