Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xây dựng nền quản trị Nhà nước phục vụ nhân dân, thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả

Thái Hải

Thứ sáu, 30/12/2022 - 22:02

(Thanh tra) - Ngày 30/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra tổ chức hội nghị nghiệm thu chính thức đề tài khoa học cấp bộ “Quản trị tốt nhằm phòng chống tham nhũng (PCTN) ở Việt Nam hiện nay” do PGS.TS Vũ Công Giao làm Chủ nhiệm.

PGS.TS Vũ Công Giao trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH

Trình bày kết quả nghiên cứu, PGS.TS Vũ Công Giao cho hay, quản trị tốt (hay quản trị Nhà nước tốt, quản trị quốc gia tốt) là mô hình quản lý, xử lý các quan hệ ở một quốc gia mà trong đó Nhà nước đóng vai trò chính nhưng có sự tương tác và tham gia sâu rộng của người dân, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp.

Quản trị tốt và PCTN có mối liên hệ gắn bó, tác động, bổ trợ nhau. Xét bản chất, các nguyên tắc quản trị tốt cũng chính là yêu cầu với việc PCTN. Ngược lại, kết quả của PCTN cũng chính là kết quả của việc thực hiện các nguyên tắc của quản trị tốt. Vì vậy, không thể PCTN hiệu quả nếu không áp dụng các nguyên tắc của quản trị tốt và không thể áp dụng đầy đủ các nguyên tắc của quản trị tốt trong bối cảnh PCTN bị buông lỏng.

Đối với vấn đề này, chúng ta cần quán triết các quan điểm chỉ đạo như: Cần kiên quyết chuyển đổi sang mô hình quản trị Nhà nước và vận dụng sáng tạo các nguyên tắc của quản trị tốt, xem đó là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chú nghĩa mà được tiến hành đồng thời với phát triền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Thực hiện đồng thời và nhất quán tất cả các nguyên tắc cơ bản của quản trị tốt, trong đó nòng cốt là nguyên tắc pháp quyền. Trong việc thực hiện nguyên tắc pháp quyền, cần đặc biệt chú trong bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; Nhà nước lấy dân làm gốc, thật sự tin tưởng nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân.

Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản trị và PCTN, bảo đảm tính dân chủ, công bằng, nhân đạo, hiện đại đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận được thực hiện nghiêm minh và nhất quán; lấy việc kiểm soát quyền lực Nhà nước làm mục tiêu, là cơ sở để PCTN.

Bám sát thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại, kế thừa những thành tựu đã đạt được, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về quản trị tốt và PCTN; cần bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông giữa đổi mới quản trị Nhà nước theo các nguyên tắc của quản trị tốt và hoàn thiện cơ chế pháp lý về PCTN; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, kiên trì, hiệu quả.

Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra các giải pháp thúc đẩy một số nguyên tắc quản trị tốt và PCTN như: Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của các tổ chức Đảng, thiết chế Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực Nhà nước và PCTN, tiêu cực, lãng phí; nghiên cứu thiết lập các thiết chế mới để kiểm soát quyền lực và PCTN, tiêu cực, lãng phí.

Triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện pháp luật về PCTN; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; hoàn thiện cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp.

Trong đó vai trò của hệ thống cơ quan thanh tra hiện nay cần tiếp tục được củng cố, nâng cao thẩm quyền, cải cách thủ tục thanh tra nhằm lồng ghép các nguyên tắc của quản trị tốt vào từng hoạt động về tổ chức và vận hành của hệ thống.

Toàn cảnh hội nghị nghiệm thu. Ảnh: TH

Xây dựng và triển khai cơ chế đánh giá kết quả, hiệu quả làm việc, kiểm tra sát hạch định kỳ về chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức thanh tra gắn liền với các nội dung của quản trị tốt để làm cơ sở cho việc phân công, bố trí nhân sự thanh tra chuyên ngành phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực công tác.

Mặt khác, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả các cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước và của nhân dân; hoàn thiện cơ chế để nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền lực.

Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong giám sát, kiểm soát quyền lực Nhà nước và PCTN, tiêu cực, lãng phí.

Xây dựng nền quản trị Nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch, quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả; phân định cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ và quyền hạn của tập thể và đề cao trách nhiệm cá nhân trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước; hoàn thiện mô hình tổ chức của bộ máy Nhà nước, phân định rõ hơn thẩm quyền quản lý Nhà nước giữa Chính phủ và các bộ, ngành; giữa các cấp hành chính Nhà nước; giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương.

Đánh giá kết quả nghiên cứu, Hội đồng Nghiệm thu nhấn mạnh: Đề tài đã làm rõ những vấn đề chung về quản trị tốt gắn PCTN. Đặc biệt là đã làm rõ nguyên tắc quản trị tốt như: Pháp quyền, sự tham gia của người dân, minh bạch trách nhiệm giải trình, hiệu lực, hiệu quả, kịp thời, bình đẳng và không loại trừ chủ thể nào.

Những vấn đề mới đặt ra đã được đề tài đánh giá khá sâu, vẽ ra một bức tranh khá sinh động về thực tiễn quản trị tốt về PCTN, số liệu khá phong phú và được trích dẫn rõ nguồn.

Đề tài đã đưa ra được các quan điểm giải pháp theo 5 trụ cột: Pháp quyền; giải trình; sự tham gia của nhân dân; công khai, minh bạch; hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ. Đây là những giải pháp tốt và có giá trị ứng dụng cao trong việc hoàn thiện pháp luật về quản trị tốt nhằm PCTN.

Với kết quả đạt được, Hội đồng Nghiệm thu đánh giá đề tài đạt loại xuất sắc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm