Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tư pháp trong công cuộc kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

Thái Hải

Thứ hai, 12/06/2023 - 21:52

(Thanh tra) - Trong khuôn khổ đề tài khoa học độc lập cấp quốc gia “Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam”, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) đã tổ chức toạ đàm khoa học với chủ đề “Tư pháp trong công cuộc kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam”.

Toàn cảnh toạ đàm. Ảnh: TH

Phát biểu dẫn đề toạ đàm, TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện CL&KHTT chia sẻ, tư pháp trong công cuộc kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng có thể được tiếp cận ở nhiều chiều cạnh khác nhau; trong đó, từ góc độ vai trò, sự tham gia của chủ thể cơ quan tư pháp trong cơ chế kiểm soát quyền lực thì có kiểm soát của cơ quan tư pháp ra bên ngoài (giữa tư pháp và lập pháp, tư pháp và hành pháp), kiểm soát bên trong hệ thống tư pháp (giữa các cơ quan hoạt động tư pháp với nhau; kiểm soát nội bộ bên trong mỗi cơ quan hoạt động tư pháp), kiểm soát từ bên ngoài (ngoài hệ thống tư pháp) đối với hoạt động của cơ quan tư pháp nhằm phòng, chống tham nhũng…

Tọa đàm “Tư pháp trong công cuộc kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống ở Việt Nam” là tọa đàm thứ bảy được tổ chức trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp quốc gia, Ban Chủ nhiệm hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm, chia sẻ, trao đổi, thảo luận tập trung làm sáng tỏ những vấn đề về tính đặc thù của kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp; nội dung của quyền tư pháp cần phải được kiểm soát nhằm phòng, chống tham nhũng; tính độc lập tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; các yếu tố bảo đảm tính độc lập tư pháp nhằm kiểm soát quyền lực trong điều kiện thể chế chính trị ở Việt Nam; giải pháp thiết lập cơ chế kiểm soát của cơ quan tư pháp đối với cơ quan thực hiện quyền lập pháp; nhu cầu và khả năng thành lập hội đồng tư pháp quốc gia ở Việt Nam…

Đề cập vấn đề nâng cao hiệu quả kiểm soát của Nhà nước và xã hội đối với việc thực thi quyền lực của các cơ quan tố tụng nhằm phòng, chống tham nhũng, PGS. TS Nguyễn Ngọc Chí, Khoa Tư pháp hình sự, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, đối với cơ chế kiểm soát của các cơ quan tố tụng, cần kiểm soát nội bộ từng cơ quan tiến hành tố tụng; kiểm soát giữa các cơ quan tố tụng với nhau và việc kiểm soát của cơ quan Nhà nước đối với cơ quan tố tụng…

Trình bày tham luận “Quan điểm và giải pháp định hướng nâng cao hiệu quả kiểm soát của TAND đối với việc thực thi quyền hành chính nhằm phòng, chống tham nhũng”, bà Hoàng Thị Song Mai, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, TAND Tối cao đã đề cập đến quy định của pháp luật về kiểm soát quyền lực của Tòa án đối với thực thi quyền hành chính; vai trò, ý nghĩa cơ chế kiểm soát quyền lực của t6òa án đối với thực thi quyền hành chính Nhà nước...

Trong phần quan điểm, định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực của toà án đối với việc thực thi quyền hành chính nhằm phòng, chống tham nhũng, bà Mai có đề xuất đến một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chức năng kiểm soát quyền lực của tòa án đối với thực thi quyền hành chính, như: Tiếp tục hoàn thiện về lý luận nhận thức về quyền tư pháp của tòa án; hoàn thiện pháp luật về tổ chức TAND; hoàn thiện pháp luật về tố tụng tư pháp; nghiên cứu, xây dựng đạo luật về thi hành án hành chính; nghiên cứu, bổ sung tội phạm về cản trở hoạt động tố tụng trong Bộ luật Hình sự…

Theo ông Nguyễn Văn Sỹ, Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộvà Nghiên cứu khoa học, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc kiểm soát thông qua việc giám sát và phản biện xã hội; tham gia vào xây dựng Đảng, Nhà nước; đại diện, bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân…

Để Mặt trận Tổ quốc tham gia tốt vào công cuộc kiểm soát quyền lực cần có sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng; sự tạo điều kiện và phối hợp với chính quyền; năng lực chuyên môn của cán bộlàm công tác mặt trận; kinh phí thực hiện nhiệm vụ được giao…

Tham luận “Nhu cầu và khả năng thành lập hội đồng tư pháp quốc gia ở Việt Nam”, TS Nguyễn Cảnh Lam, Vụ trưởng Vụ Cải cách tư pháp, Ban Nội chính Trung ương nêu một số kinh nghiệm quốc tế về thành lập hội đồng tư pháp quốc gia ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Đan Mạch… và khái quát kết quả nghiên cứu về sự cần thiết thành lập hội đồng tư pháp quốc gia ở Việt Nam.

Theo đó, tham luận chỉ ra rằng, sau khi nghiên cứu, thảo luận, đa số ý kiến thấy rằng, việc thành lập hội đồng tư pháp quốc gia sẽ dẫn đến việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013 (về chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch nước, TAND Tối cao và các thiết chế hiến định khác). Đây là vấn đề lớn, hệ trọng của đất nước, cần được tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng. Do đó, các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng ddề án thống nhất chưa đề xuất đưa nội dung này vào nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương (Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 9/11/2022) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới…

Kết thúc, TS Nguyễn Quốc Văn phát biểu cảm ơn sự có mặt của các đại biểu tham dự, đồng thời khẳng định, tọa đàm thu được nhiều ý kiến đóng góp quan trọng, có tính định hướng và gợi mở giúp Ban Chủ nhiệm hoàn thiện đề tài trong thời gian tới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đề tài “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” được xếp loại xuất sắc

Đề tài “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” được xếp loại xuất sắc

(Thanh tra) - Đề tài cấp bộ “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” do ThS Dương Văn Huế, Phó Chánh Văn phòng, Thanh tra Chính phủ làm Chủ nhiệm được Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ nghiệm thu với kết quả xuất sắc vào ngày 22/11.

15:37 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm