Theo dõi Báo Thanh tra trên
Huyền Anh
Chủ nhật, 17/10/2021 - 07:00
(Thanh tra) - Văn phòng UBND tỉnh Ninh Bình ngày 14/10 đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố về việc triển khai thực hiện thông tưcủa Thanh tra Chính phủ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Minh Hương/http://thanglong.chinhphu.vn
Ngày 01/10/2021, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 04/2021/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân và Thông tư số 05/2021/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh. Các thông tư trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2021.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu triển khai thực hiện nội dung của 2 thông tư trên theo quy định.
Theo Thông tư số 04/2021/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân, về phạm vi điều chỉnh, thông tư này quy định quy trình tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 4 của Luật Tiếp công dân và các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân.
Đối tượng áp dụng là cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị), người đứng đầu cơ quan, đơn vị và người tiếp công dân.
Người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến trình bày trực tiếp tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiếp công dân.
Mục đích của việc tiếp công dân là hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật, góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Việc từ chối tiếp công dân được nêu rõ: Người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Luật Tiếp công dân và phải giải thích cho công dân được biết lý do từ chối tiếp, đồng thời báo cáo người phụ trách tiếp công dân.
Trường hợp từ chối tiếp công dân theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Tiếp công dân thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phụ trách tiếp công dân ra thông báo từ chối tiếp công dân. Thông báo được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo thông tư này.
Còn theo Thông tư số 05/2021/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh, về phạm vi điều chỉnh của thông tư này quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đối với đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh (sau đây gọi chung là đơn).
Các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được tiếp nhận, xử lý theo quy định của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/2/2008 của Chính phủ quy định về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị) và người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc xử lý đơn và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nguyên tắc xử lý đơn được quy định như sau: Việc xử lý đơn phải bảo đảm tuân thủ pháp luật; nhanh chóng, kịp thời; rõ ràng, thống nhất và tạo điều kiện thuận tiện cho công dân trong việc thực hiện các thủ tục về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Đơn phải được gửi, chuyển đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Về trách nhiệm thi hành, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; chủ tịch UBND các cấp; các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành thông tư này.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ quy định tại thông tư này quy định việc xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh liên quan đến cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Thanh tra Chính phủ để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác nhân sự; phòng chống tội phạm, tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông qua nhiều luật, nghị quyết là những nội dung sẽ được Quốc hội bàn thảo, quyết định trong tuần làm việc cuối kỳ họp 8.
Hương Giang
05:30 25/11/2024(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024T.Thanh
Minh Tân
Hương Giang
Nam Dũng
T.Thanh
Hoàng Nam
Phương Anh
Hải Viên
Ngọc Giàu
Uyên Phương
Trần Quý