Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ tư, 22/02/2023 - 21:49
(Thanh tra) - Ngày 22/2, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra”. TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện CL&KHTT chủ trì tọa đàm.
Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: TH
Phát biểu dẫn đề, TS Nguyễn Quốc Văn nhấn mạnh: Luật Thanh tra 2022 được ban hành và có nhiều quy định mới cần được quy định và hướng dẫn cụ thể. Hiện nay, Thanh tra Chính phủ (TTCP) xây dựng và hoàn thiện bước đầu Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra (dự thảo) và lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương.
Theo TS Nguyễn Quốc Văn, kết quả buổi tọa đàm hôm nay sẽ là cơ sở xây dựng văn bản góp ý trực tiếp vào Dự thảo Nghị định, đồng thời, đây cũng là những vấn đề gợi mở cho công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng thể chế của ngành Thanh tra.
Luật Thanh tra năm 2022 được ban hành với nhiều quy định mới được bổ sung so với Luật Thanh tra năm 2010 như: Về việc thành lập thanh tra tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và thanh tra sở; về hoạt động thanh tra, luật quy định các bước tiến hành cuộc thanh tra gồm: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra; quy định về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra và giám sát hoạt động đoàn thanh tra; về ban hành kết luận thanh tra, trong đó có những quy định chặt chẽ hơn về việc báo cáo trước khi ban hành kết luận thanh tra, khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra; về xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra và giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán Nhà nước… Đây là vấn đề cần được nghiên cứu hoàn thiện và có hướng dẫn chi tiết, cụ thể.
Tại buổi tọa đàm, ông Chu Đức Thắng, Vụ Pháp chế, thành viên Tổ Biên tập xây dựng Dự thảo Nghị định chia sẻ, dự thảo gồm 9 chương, 65 điều, trong đó, nội dung quy định về thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; thanh tra lại; đoàn thanh tra; giám định, phong tỏa tài khoản, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát trong hoạt động thanh tra; công khai kết luận thanh tra, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; giải quyết kiến nghị, phản ánh trong hoạt động thanh tra; giải quyết kiến nghị về nội dung thanh tra; xử lý vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra…
Góp ý tại tọa đàm, ThS Nguyễn Sỹ Giao, Viện CL&KHTT chia sẻ những khó khăn, vướng mắc cần được làm rõ thêm trong quy định Dự thảo Nghị định về trách nhiệm của thanh tra viên, tiêu chuẩn, yêu cầu của thanh tra viên; trách nhiệm quản lý, sử dụng thanh tra viên, người thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; thanh tra lại; tiêu chuẩn trưởng đoàn thanh tra…
Theo TS Nguyễn Thị Thu Nga, Viện CL&KHTT, về cơ cấu Dự thảo Nghị định cần được rà soát lại cho đảm bảo cơ cấu logic, hợp lý hơn. Về thuật ngữ sử dụng, Dự thảo Nghị định còn sử dụng thuật ngữ của Luật Thanh tra cũ, thay vào đó, cần điều chỉnh cho thống nhất với Luật Thanh tra 2022 hiện hành; về nội dung công khai kết luận thanh tra và những vi phạm liên quan đến việc công khai kết luận thanh tra, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra cần được làm rõ hơn.
Chương VII của Dự thảo Nghị định, cần sửa lại theo hướng làm rõ giải quyết, kiến nghị về nội dung thanh tra hay kết luận, kiến nghị về nội dung trong kết luận thanh tra…
Bà Trần Thị Thúy, Trường Cán bộ Thanh tra cho rằng, Dự thảo Nghị định cần làm rõ “quyền yêu cầu cung cấp thông tin” trong hoạt động thanh tra quy định trong dự thảo chưa có sự đồng nhất với quy định của Luật Thanh tra; làm rõ thêm “quyền trưng cầu giám định” vì thực tiễn có những nội dung giám định cần thời gian nhiều hơn quy định, do đó, gây khó khăn cho công tác này; đồng thời, làm rõ thêm vấn đề sửa đổi, bổ sung nội dung thanh tra, quyết định thanh tra…
Bên cạnh đó, tọa đàm cũng nhận được nhiều ý kiến của đại biểu tham dự chia sẻ một số nội dung về trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra và thành viên đoàn thanh tra; về căn cứ, thời hạn, quyết định thanh tra lại; về quy định không được tham gia đoàn thanh tra; việc công khai kết luận thanh tra; quyền yêu cầu cung cấp thông tin trong hoạt động thanh tra; quyền trưng cầu giám định trong hoạt động thanh tra…
Đồng quan điểm với các ý kiến góp ý, TS Nguyễn Quốc Văn nêu lên những vấn đề cần đưa vào xây dựng văn bản góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định như: Góp ý chung về cách tiếp cận xây dựng nghị định về hình thức, bố cục cần đảm bảo nhất quán; rà soát đảm bảo tính thống nhất với các luật khác: Luật Cán bộ công chức, Luật Bồi thường Nhà nước, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Tiếp công dân; xử lý chồng chéo một số nội dung trùng lặp trong nghị định về nguyên tắc và các quy định của Luật Thanh tra…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh