Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tổng Thanh tra chủ trì cuộc họp về Nghị định Luật Thanh tra

Thái Hải

Thứ ba, 21/02/2023 - 21:58

(Thanh tra) - Chiều ngày 21/2, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã chủ trì cuộc họp với đại diện Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra và Dự thảo Nghị định quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Toàn cảnh cuộc họp Ban Soạn thảo về các nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Thanh tra năm 2022. Ảnh: TH

Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm cùng tham dự.

Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Tổ Biên tập cho biết, ngay sau khi công bố quyết định thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập 2 nghị định vào ngày 9/2, thì ngày 10/2, Ban Soạn thảo đã tiến hành gửi Dự thảo Nghị định và Dự thảo Tờ trình đến Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Cổng Thông tin của Thanh tra Chính phủ theo quy định để công khai.

Đồng thời tổ chức họp với một số cơ quan liên quan về việc thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ban Cơ yếu Chính phủ, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp…

Đối với Dự thảo Nghị định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật, thông qua các cuộc họp cho thấy, việc xác định cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền giám định là quan trọng nhất và thống nhất phương án quy định tổ chức có thẩm quyền giám định (tại Điều 32 Dự thảo).

Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh thực hiện việc giám định theo yêu cầu của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. Kết luận giám định là một trong những căn cứ để cơ quan thực hiện chức năng thanh tra kết luận về nội dung thanh tra. Bộ Tư pháp đề nghị nghiên cứu để mở rộng chủ thể giám định bao gồm cả các tổ chức khác ngoài khu vực nhà nước có chức năng giám định theo quy định của pháp luật.

Đối với Dự thảo Nghị định về thanh tra chuyên ngành, Tổ Biên tập cho biết, về cơ quan thanh tra cơ yếu Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ đề nghị tách ra khỏi nội dung nghị định để ban hành nghị định riêng như công an, quân đội, ngân hàng.

“Đối với vấn đề này, Bộ Tư pháp ủng hộ phương án này, nhưng đề nghị có sự trao đổi thống nhất với Thanh tra Bộ Quốc phòng trước khi trình Chính phủ quyết định. Sau khi được Chính phủ đồng ý, Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Quốc phòng làm thủ tục đề nghị xây dựng Dự thảo Nghị định” - đại diện Tổ Biên tập cho hay.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị thành lập cơ quan thanh tra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cả ở cấp tỉnh.

Còn đối với cơ quan thanh tra tổng cục, cục thuộc bộ và cơ quan được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành, Tổ Biên tập cho biết, một số bộ đã có công văn nói rõ không thành lập thanh tra tổng cục, cục thuộc bộ và cũng không giao chức năng thanh tra chuyên ngành như các bộ: Giáo dục, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Một số bộ đã có công văn đề nghị thành lập cơ quan thanh tra và giao chức năng thanh tra chuyên ngành như: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương.

Ngoài ra, hiện nay đã có 46/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về việc thành lập thanh tra sở sắp xếp theo trật tự ưu tiên thể hiện trong dự thảo. Bộ Tư pháp đề nghị đưa Sở Tư pháp vào danh mục những sở được thành lập tại bghị định.

Trong thời gian tới, Tổ Biên tập sẽ làm việc trực tiếp với một số bộ, ngành để xác định nhu cầu và tiêu chí thành lập cơ quan thanh tra tổng cục, cục thuộc bộ và cơ quan được giao thanh tra chuyên ngành như: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Giao thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế. Đồng thời, sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước về nội dung liên quan đến quy định thu hồi tài sản và phong tỏa tài khoản.

Tại cuộc họp, Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong thống nhất với các phương án được Tổ Biên tập đưa ra. Việc giám định trong hoạt động thanh tra được thống nhất là cơ quan Nhà nước là cơ quan giám định. Vấn đề về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, thất thoát  thực hiện theo các phương án: Hành vi vi phạm rõ ràng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi, vi phạm đã thừa nhận hành vi vi phạm và chủ động nộp lại tài sản (Điều 45 Dự thảo).

Về đề xuất của Ban Cơ yếu Chính phủ đề nghị thành lập một nghị định riêng, Thanh tra Chính phủ ủng hộ và đồng ý. Tuy nhiên, yêu cầu khi xây dựng nghị định riêng này cần đảm bảo đầy đủ theo nội dung quy định của Luật Thanh tra 2022 và đề nghị tiến hành làm sớm cùng với 2 nghị định của Thanh tra Chính phủ.

Đối với các cơ quan thanh tra tổng cục, cục thuộc bộ và cơ quan được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành liên quan, Tổng Thanh tra yêu cầu các bộ, ngành liên quan cần phải có văn bản chính thức về việc không đồng ý hay đồng ý nội dung Dự thảo Nghị định trước khi gửi dự thảo xin ý kiến chính thức của các bộ, ngành.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm