Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ hai, 18/01/2021 - 15:58
(Thanh tra) - Đây là tên đề tài khoa học do ThS. Vũ Đức Hoan, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) làm Chủ nhiệm được Hội đồng Tư vấn, tuyển chọn phê duyệt nghiên cứu khoa học năm 2021.
ThS. Vũ Đức Hoan, Viện CL&KHTT. Ảnh: TH
Theo ThS. Vũ Đức Hoan, pháp luật về khiếu nại (KN), tố cáo (TC) và giải quyết KNTC đối với người nước ngoài hiện còn nhiều bất cập.
Quy định của Luật KN 2011 về chủ thể quyền KN đối với người nước ngoài còn chưa thống nhất.
Ngoài ra, việc TC, tiếp nhận giải quyết TC của người nước ngoài cũng chưa được hướng dẫn cụ thể trong Luật TC 2018. Làm sao để bảo đảm các điều kiện về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam khi thực hiện việc KNTC là mục tiêu nghiên cứu mà thuyết minh đề tài đặt ra. Do vậy, việc nghiên cứu về “Tiếp nhận, giải quyết đơn thư KNTC của người nước ngoài” là thực sự cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Cho ý kiến góp ý vào thuyết minh đề tài, TS. Trần Văn Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho rằng, tên gọi của đề tài cần điều chỉnh lại thành: Tiếp nhận KNTC đối với người nước ngoài tại Việt Nam sẽ phù hợp hơn về đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Do vậy, các nội dung nghiên cứu của đề tài cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với tên gọi được điều chỉnh.
Ngoài ra, TS. Tuấn cho rằng, mục tiêu trọng tâm mà đề tài cần hướng tới chính là làm rõ các điều kiện đảm bảo cho người nước ngoài khi thực hiện việc KNTC tại Việt Nam, do các quy định về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trong quá trình thực hiện KNTC cũng không khác nhiều so với công dân Việt Nam.
Đồng quan điểm, Ths. Phạm Thu Hiền, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT nhất trí về việc đổi tên đề tài. Theo đó, bà Hiền cũng cho rằng các nội dung nghiên cứu cần điều chỉnh cho phù hợp với tên mới của đề tài đưa ra.
Ngoài ra, Ths. Hiền cho rằng, các nội dung nghiên cứu trong đề tài hiện dàn trải, cần được nghiên cứu thành các mục rõ ràng. Về phạm vi nghiên cứu, ngoài việc nghiên cứu Luật KN, Luật TC hiện hành, cần tiếp cận cả Luật KN, Luật TC trước đây để có sự dẫn chiếu, so sánh với các quy định hiện hành.
Về các nội dung nghiên cứu, Chương 1 cần làm rõ mục đích của việc tiếp nhận KNTC của người nước ngoài tại Việt Nam sẽ phù hợp hơn là việc nhấn vào vai trò như thuyết minh đã đưa ra. Về các điều kiện đảm bảo, cần tiếp cận theo hướng tổ chức thực hiện và áp dụng việc tiếp nhận giải quyết KNTC đối với người nước ngoài tại Việt Nam sẽ phù hợp hơn do quy trình thủ tục, áp dụng việc KNTC với người nước ngoài giống với công dân Việt Nam.
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các thành viên, TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Chủ tịch Hội đồng kết luận: Tên thuyết minh đề tài được đổi thành: Tiếp nhận KNTC đối với người nước ngoài tại Việt Nam.
Về tính cấp thiết, cần viết lại với các trục nội dung rõ ràng, tránh dàn trải như hiện tại. Về đối tượng nghiên cứu, cần xác định người nước ngoài chính là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; nghiên cứu về quy định của pháp luật Việt Nam trong việc tiếp nhận giải quyết KNTC của người nước ngoài; việc KNTC của người nước ngoài tại Việt Nam; việc tiếp nhận và giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết KNTC đối với người nước ngoài tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu gồm Luật KN, Luật TC hiện tại và về trước để có sự luận giải, so sánh. Về không gian, nghiên cứu việc KNTC của người nước ngoài tại một số thành phố lớn nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc. Bên cạnh đó, thuyết minh cần đề cập đến các cam kết quốc tế của Việt Nam đã tham gia đối với việc tiếp nhận, giải quyết KNTC của người nước ngoài tại Việt Nam để củng cố thêm về tính cấp thiết của vấn đề mà thuyết minh đề tài đặt ra. Theo đó, các nội dung nghiên cứu sẽ được triển khai theo hướng:
Chương 1, cần có đánh giá khái quát chung về KNTC và tiếp nhận giải quyết KNTC của người nước ngoài tại Việt Nam; quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam khi thực hiện việc KN TC; cơ sở pháp lý về tiếp nhận, giải quyết KNTC của người nước ngoài tại Việt Nam; điều kiện bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết KNTC của người nước ngoài tại Việt Nam.
Chương 2, tiếp cận theo một số nội dung: Thực trạng giải quyết đơn thư KNTC của người nước ngoài tại Việt Nam; đánh giá chung về pháp luật KNTC qua các giai đoạn lịch sử; tình hình KNTC của người nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua; thực trạng tiếp nhận, giải quyết KNTC của người nước ngoài tại Việt Nam.
Chương 3, cần bổ sung về nhu cầu và quan điểm việc tiếp nhận giải quyết KNTC của người nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. Các giải pháp hướng vào việc hoàn thiện pháp luật về KNTC và các luật chuyên ngành liên quan đến giải quyết KNTC; và giải pháp tổ chức thực hiện, huy động sự tham gia của các tổ chức đại diện cho người nước ngoài tại Việt Nam và tuyên truyền pháp luật về pháp luật về KNTC cho người nước ngoài.
Với những kết quả thuyết minh đề tài đạt được, Hội đồng Tư vấn, tuyển chọn nhất trí thông qua phê duyệt nghiên cứu đề tài: Tiếp nhận KNTC đối với người nước ngoài tại Việt Nam.
Nhằm hoàn thiện thuyết minh, Hội đồng đề nghị Chủ nhiệm Đề tài chỉnh sửa nội dung nghiên cứu theo ý kiến góp ý trước khi triển khai nghiên cứu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình
Trung Hà
Trần Quý