Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “dân vận khéo”

Bùi Bình - Hoàng Yên

Thứ ba, 13/08/2024 - 11:58

(Thanh tra) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác vận động quần chúng, theo Người, “trong bầu trời, không gì quý bằng Nhân dân”, dân là quý nhất, quan trọng nhất vì dân là gốc của nước, sức mạnh của quần chúng Nhân dân sẽ được tăng lên gấp nhiều lần khi được tập hợp và cùng hướng tới một mục tiêu nhất định.

Gặp mặt người có uy tín trong cộng đồng tuyên truyền, vận động phòng, chống ma túy, chống trồng cây có chứa chất ma túy xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải. Ảnh: Hoàng Yên

Thấm nhuần tư tưởng lời dạy của Người, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều mô hình “dân vận khéo” ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhất là 2 huyện vùng cao Mù Cang Chải và Trạm Tấu.

Thực hiện Đề án số 13 ngày 16/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái về nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái luôn xác định công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, Nhân dân vùng đồng bào dân tộc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp từ tỉnh đến cơ sở.

Tuyên truyền, vận động đồng bào phát huy vai trò chủ thể trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững đặc biệt là Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Trọng tâm là phát triển kinh tế thông qua các mô hình phát triển nông, lâm nghiệp giúp đồng bào thoát nghèo, bên cạnh đó là xây dựng, duy trì các tiêu chí nông thôn mới, hiến đất và đóng góp nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và bảo vệ môi trường...

Năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó, đã tổ chức 66 lớp tập huấn cung cấp kiến thức và kỹ năng truyền thông; hướng dẫn triển khai về chăm sóc dinh dưỡng và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính bà mẹ và trẻ em cho 1.545 cán bộ y tế tuyến huyện, xã và đội ngũ y tế thôn bản.

Mở 17 hội nghị tập huấn, tuyên truyền cho 1.219 học viên, triển khai các hoạt động mô hình “giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống” tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên; mở 4 hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho 325 người tham dự; tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý tại 8 điểm thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức 20 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho 1.477 cán bộ xã, thôn bản và một số hộdân tại các huyện thị; cấp phát 578 điện thoại thông minh cho người có uy tín và hướng dẫn cài đặt phần mềm, ứng dụng để nhân rộng nhóm Zalo người có uy tín trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức 1 hội nghị biểu dương, tôn vinh 150 đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số...

Thông qua hội nghị, đồng bào dân tộc thiểu số đã có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn, rõ hơn về các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Phong trào thi đua “dân vận khéo” luôn được Ban Dân tộc tỉnh quan tâm triển khai thực hiện, công tác xây dựng các mô hình “dân vận khéo” đều được gắn với nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Từ đó, huy động sự vào cuộc của cán bộ, đảng viên thực hiện một cách đồng bộ nhằm thúc đẩy phong trào thi đua “dân vận khéo” trong lĩnh vực công tác dân tộc.

Phong trào thi đua thực sự đã đem lại hiệu quả, bền vững và sức lan tỏa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận theo phương châm “trọng dân, gần dân và có trách nhiệm với dân”.

Tính riêng năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh thực hiện có hiệu quả 2 mô hình và đã được Đảng ủy Khối các cơ quan doanh nghiệp tỉnh công nhận mô hình “dân vận khéo”, trong đó mô hình: “Tuyên truyền điểm về phòng chống ma túy, chống trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy gắn với phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” thực hiện tại xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải đã được Ban Dân tộc tỉnh thực hiện một cách đồng bộ, trọng tâm từ công tác thành lập và duy trì các hoạt động của 1 mô hình, 2 câu lạc bộ phòng, chống tội phạm ma túy của xã Lao Chải, bản Dào Xa và bản Lao Chải.

Đồng thời, cấp phát 1.720 tờ cam kết cho các trưởng bản ký cam kết phòng, chống tội phạm ma túy cho các hộ dân trong xã Lao Chải.

Qua 1 năm triển khai thực hiện mô hình, nhận thức về tác hại của ma túy, tội phạm ma túy của người dân trên địa bàn xã được nâng lên, trong năm 2023, trên địa bàn xã không có trường hợp trồng cây có chứa chất ma túy.

Buổi truyền thông phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại huyện Trạm Tấu. Ảnh: Hoàng Yên

Đối với mô hình “tuyên truyền vận động giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số” được thực hiện tại 2 xã Nà Hẩu huyện Văn Yên và xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu cho thấy, việc triển khai nhân rộng mô hình đã góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tinh thần tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là các cán bộ chủ chốt thôn, bản và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã.

Qua đó, nhận thức của người dân từng bước được nâng lên, đến hết tháng 3/2024, trên địa bàn xã không phát hiện tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Giai đoạn tới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ đối với đảng viên và tổ chức công đoàn. Quan tâm chỉ đạo việc thực hiện phong trào thi đua “dân vận khéo" năm 2024 trên các lĩnh vực, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tổ chức sơ kết, tổng kết và khen thưởng kịp thời các tâp thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức triển khai các mô hình dân vận khéo.

Đồng thời, chú trọng nhân rộng các tấm gương cá nhân, các mô hình điển hình tiên tiến trong công tác dân vận.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm