Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Yến
Thứ ba, 26/01/2021 - 20:03
(Thanh tra)- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Đề án "Thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp 2013, bảo đảm quyền tài sản được giao dịch thông suốt, hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả".
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Mục tiêu của Đề án nhằm xác định giải pháp đối với việc hoàn thiện pháp luật cũng như tổ chức thi hành pháp luật về quyền sở hữu tài sản thông qua việc rà soát, đánh giá mức độ thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân trong hệ thống pháp luật; vai trò của pháp luật cũng như thực tiễn thi hành về quyền đối với tài sản trong việc thúc đẩy phát triển giao dịch trong đời sống xã hội.
Thông qua việc rà soát pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân cũng như thực trạng thực thi pháp luật để phát hiện những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, khoảng trống.
Đồng thời, xác định các nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức liên quan trong việc triển khai các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật; giải pháp thực thi pháp luật hiệu quả để đảm bảo quyền sở hữu tài sản được thực thi một cách hữu hiệu, an toàn và minh bạch.
Theo Đề án, một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thể chế hóa quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân gồm:
1- Nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan đến pháp luật về quyền sở hữu tài sản và thực tiễn thi hành, tập trung vào các loại tài sản phi truyền thống, dữ liệu số, tài nguyên số của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
2- Xác định các vướng mắc, bất cập; đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân trong một số lĩnh vực trọng tâm.
3- Xây dựng báo cáo tổng thể về rà soát pháp luật, xác định các vấn đề vướng mắc, bất cập và đề xuất giải pháp tổng thể hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp 2013, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân.
4- Nâng cao năng lực cho các tổ chức, cá nhân, đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
5- Tổ chức các diễn đàn đối thoại để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về quyền sở hữu tài sản.
6- Tăng cường công tác hỗ trợ pháp lý, tư vấn pháp luật cho người dân, doanh nghiệp đối với các vấn đề liên quan quyền sở hữu tài sản.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam