Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ hai, 26/12/2022 - 15:45
(Thanh tra) - Đó là một trong những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất được Ban Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp bộ “Kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay” do PGS.TS Doãn Hồng Nhung, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội làm làm Chủ nhiệm đưa ra tại Hội nghị Nghiệm thu đề tài chính thức diễn ra vào ngày 26/12.
PGS.TS Doãn Hồng Nhung trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH
Theo PGS.TS Doãn Hồng Nhung, kiểm soát quyền lực Nhà nước trong thu hồi đất sẽ phát huy quyền và tách nhiệm làm chủ của nhân dân. Từ đó, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất chính là việc thực hiện việc giám sát của nhân dân đối với công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Việc giám sát quá trình thực thi thu hồi đất của các cán bộ Nhà nước khi tiếp xúc với người dân là vấn đề cốt lõi của cả quá trình thu hồi đất.
Kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất đó chính là hoạt động đưa ra những quan điểm phản biện của các cơ quan Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền.
“Thực hiện hoạt động này tốt sẽ hạn chế được tình trình hành chính hóa, phô trương, hình thức, quan liêu và xa dân” - PGS.TS Doãn Hồng Nhung nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, kiểm soát quyền lực của chính quyền địa phương trong thu hồi đất chính là việc phân công, phân cấp nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý lĩnh vực đất đai, quản lý lãnh thổ, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ. Từ đó, hoạt động kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất sẽ hạn chế được sự lộng hành, lạm quyền mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp trong thực thi quyền lực Nhà nước giữa các cơ quan Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền lực Nhà nước trong thu hồi đất.
Hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật là giải pháp quan trọng đối với hoạt động kiểm soát quyền lực. Bên cạnh đó, kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất cần phải được thực hiện nhằm loại bỏ sự tha hóa về quyền lực. Từ đó, làm cho hoạt động thu hồi đất diễn ra đúng pháp luật, lại bỏ những hành vi lạm dụng quyền lực, tham nhũng quyền lực trong lĩnh vực đất đai.
Ban Chủ nhiệm cho biết, đề tài đưa ra 6 nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật và 6 giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Trong đó, Ban Chủ nhiệm nhấn mạnh giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát quyền lực thu hồi đất, bao gồm:
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra khi thực hiện hoạt động thu hồi đất, tiếp tục rà soát, kiểm tra, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thu hồi đất. Đồng thời, thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan thanh tra nhằm bắt kịp xu hướng phát triển xã hội; phát huy vai trò của nhân dân, cơ quan báo chí trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát của hoạt động thu hồi đất.
Đặc biệt là xây dựng cơ chế kiểm tra độc lập trong quá trình thu hồi đất phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. Ban Chủ nhiệm đề tài đề xuất Thanh tra Chính phủ (TTCP) cần phải coi vấn đề thu hồi đất là một trong những hoạt động cần phải thanh tra, kiểm tra thường xuyên trong hoạt động của mình. Cần đưa hoạt động thu hồi đất nằm trong định hướng thanh tra hằng năm và cần tập trung vào những hoạt động đó.
“Bởi đây là hoạt động thường xuyên thường xẩy ra tình trạng lạm dụng quyền hoặc lợi dụng quyền lực để thực hiện tham nhũng hoặc “lợi ích nhóm”. Vì vậy, cần tiến hành thanh, kiểm tra thường xuyên, bất chợt với những hoạt động của cơ quan Nhà nước khi thực hiện hoạt động thu hồi đất”, PGS.TS Nguyễn Hồng Nhung nói.
Trên cơ sở nằm trong định hướng chương trình thanh tra, TTCP cần phải có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể về kế hoạch thanh tra đối với các cơ quan có liên quan đến hoạt động thanh tra trong quá trình thu hồi đất; hoạt động thanh tra phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong các giai đoạn của thu hồi đất. Có thể là thanh tra có báo trước ở giai đoạn này nhưng cũng có thể là thanh tra bất ngờ trong giai đoạn khác để người vi phạm không thể lường trước về hoạt động thanh tra.
Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế thanh tra chuyên ngành, liên ngành thật chặt chẽ, khăng khít với nhau đảm bảo hoạt động này diễn ra liên tục, thường xuyên và bổ trợ lẫn nhau…
“Hoạt động của TTCP trong vấn đề về kiểm soát quyền lực Nhà nước khi thu hồi đất là vấn đề cần được quan tâm và có những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện cơ chế này. Bởi đây được coi là cơ chế mang tính hiệu quả cao nhất được thể chế hóa từ kiểm soát quyền lực bên trong, bên ngoài. Không chỉ vậy, cơ chế này còn được đánh giá cao trong công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan Nhà nước, mà vấn đề về thu hồi đất nằm trong những lĩnh vực thường xuyên xẩy ra tình trạng tham nhũng, lợi dụng quyền lực. Vì vậy, TTCP sẽ trở thành giải pháp trọng tâm trong quá trình kiểm soát quyền lực khi thực hiện thu hồi đất” - Ban Chủ nhiệm nhấn mạnh.
Đề tài cũng đề xuất hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất đai nói chung và nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai nói riêng…
Đánh giá về kết quả nghiên cứu, Hội đồng Nghiệm thu khẳng định: Kiểm soát quyền lực Nhà nước là công cụ quan trọng đảm bảo pháp quyền. Thu hồi đất là hoạt động tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất tốt sẽ đảm bảo thực thi pháp luật nghiêm minh và bảo vệ pháp quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Nghiên cứu tổng hợp nhằm đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả thực thi là vấn đề cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này đồng thời đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Đây là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, đầu tư thời gian và công sức lớn, có nguồn nhiều thông tin, tài liệu phong phú, đa dạng, tính xác thực cao. Kết quả nghiên cứu có tính mới cả về giá trị học thuật và giá trị thực tiễn, có thể đề xuất nhiều cơ quan, tổ chức ứng dụng để nhân rộng thành quả nghiên cứu.
Với những kết quả đạt được, hội đồng thống nhất đánh giá đề tài đạt loại xuất sắc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC