Theo dõi Báo Thanh tra trên
Khánh Anh
Thứ hai, 10/06/2024 - 10:55
(Thanh tra) - Những năm qua, tình trạng một số tàu, thuyền các tỉnh lân cận, khai thác giã cào gần bờ biển đã làm mất ngư lưới cụ của ngư dân, cạn kiệt môi trường biển hoặc sử dụng kích điện, thuốc nổ tận diệt. Nhờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng đã phần nào ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng trên.
Nhiều chuyến đi biển của ngư dân ở các bãi ngang về tay trắng vì tàu giã cào khai thác trái phép vùng bờ cuốn toàn bộ ngư lưới cụ. Ảnh: Khánh Anh
Nỗi lo tàu giã cào
Theo phản ánh của nhiều ngư dân ở các bãi ngang thuộc huyện Vĩnh Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, một số tàu thuyền các tỉnh lân cận sử dụng chất nổ để đánh bắt, khai thác tại vùng biển tỉnh Quảng Trị, nhất là vùng biển quanh đảo Cồn Cỏ. Bên cạnh đó, tàu giã cào có công suất lớn đánh bắt vùng khơi nhưng lại vào đánh bắt vùng ven bờ, hủy diệt môi trường biển.
Không chỉ phản ánh với các cơ quan chức năng, tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân, nhiều cử tri đã phản ánh tình trạng trên và đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, phối hợp giải quyết dứt điểm tình trạng đánh bắt, khai thác đối với các trường hợp nói trên để ngư dân các xã vùng biển an tâm sản xuất.
Xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh hiện có hơn 220 tàu, thuyền khai thác thủy sản trên biển. Trong đó hầu hết là các thuyền công suất nhỏ, hoạt động đánh bắt thủy hải sản gần bờ. Trước đây, những chuyến đi biển về, ngư dân vùng bãi ngang lại đầy ắp tôm cá.
Thế nhưng, những năm gần đây, tình trạng tàu giã cào của các tỉnh khác đến khai thác chỉ cách bờ 150 - 200m đã khiến ngư dân vùng bãi ngang lo lắng, bức xúc. Không chỉ làm cạn kiệt các loại hải sản ven bờ mà loại tàu giã cào công suất lớn này kéo theo cả ngư lưới cụ của ngư dân các xã ven biển vừa mới đặt xong.
Ngư dân Trần Hữu Toản (xã Vĩnh Thái) cho biết: Nỗi lo của ngư dân bãi ngang nhiều nhất vẫn là tàu giã cào hay còn gọi là tàu lưới kéo. Dù những ngư lưới cụ của ngư dân thả xong, có phao, đèn báo nhưng các loại tàu giã cào này vẫn bất chấp “quét” sạch các loại thủy hải sản cùng với ngư lưới cụ của ngư dân.
“Giữa mênh mông, tàu họ công suất lớn, mình thì thuyền nhỏ đi 1 - 2 người. Không làm gì được hết, nhiều lúc nhìn tàu giã cào họ cuốn hết ngư lưới cụ của mình cũng chỉ biết đứng nhìn uất ức. Không chỉ thế, các loại tàu giã cào này đều tìm cách che biển kiểm soát tàu cá để tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng. Khi người dân phản ứng thì số người trên tàu giã cào đe dọa lại mình”, anh Toản cho hay.
Đây không chỉ tình trạng chung của ngư dân ở các vùng biển bãi ngang ở xã Vĩnh Thái mà còn ở nhiều xã khác trên địa bàn tỉnh. Không chỉ làm cạn kiệt nguồn thủy hải sản ven bờ mà làm thiệt hại hàng triệu đồng về ngư lưới cụ của ngư dân.
Ngư dân đã nhiều lần báo cáo, kiến nghị với lực lượng chức năng để có phương án kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế tình trạng tàu giã cào công suất lớn hoạt động gần bờ. Thế nhưng, khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, kiểm soát thì các tàu giã cào không xuất hiện nhưng chỉ thời gian ngắn sau lại tiếp tục hoạt động.
Tăng cường xử lý
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Trị, để ngăn chặn tàu cá khai thác trái phép bằng nghề giã cào trên vùng biển tỉnh Quảng Trị, những năm qua Sở đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan như Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 2 tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động tàu cá ngoại tỉnh khai thác thủy sản trên vùng biển Quảng Trị nói chung, vùng biển xung quanh đảo Cồn Cỏ nói riêng.
Kết quả, năm 2020 xử phạt 41 vụ với số tiền 289,5 triệu đồng; năm 2021 xử phạt 77 vụ với số tiền 207,5 triệu đồng; năm 2022 xử phạt 56 vụ với số tiền 241 triệu đồng; năm 2023 xử phạt 44 vụ với số tiền 230,5 triệu đồng; 4 tháng đầu năm 2024 xử phạt 15 vụ với số tiền 38,9 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính khác nhau.
Riêng kiểm tra, xử lý đối với các đối tượng làm nghề giã cào khai thác trái phép vùng bờ, tính từ năm 2020 đến nay đã xử phạt 16 trường hợp với tổng số tiền 367 triệu đồng. Trong đó, các tàu vi phạm bị xử lý chủ yếu là tàu các tỉnh Quảng Bình và Quảng Ngãi khai thác trái phép ở vùng ven bờ từ Cửa Việt đến Vĩnh Thái và vùng biển ven bờ thuộc huyện Hải Lăng.
Đối với vùng biển xã Vĩnh Thái, hàng năm Chi cục Thủy sản phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa Tùng tuần tra trên vùng biển ven bờ và vùng lộng từ Cửa Tùng đến Vĩnh Thái và xử lý nghiêm các hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, đặc biệt là đối với nghề giã cào khai thác gần bờ làm mất và hư hỏng ngư cụ của ngư dân.
Với sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng thực thi pháp luật về thủy sản trên biển nên thời gian vừa qua tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép ở vùng bờ giảm đáng kể. Cụ thể, trong năm 2023, các cơ quan chức năng đã xử lý 4 trường hợp tàu giã cào khai thác trái phép vùng bờ, xử phạt 105 triệu đồng. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, không phát hiện, xử lý trường hợp tàu giã cào nào.
Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, trong thời gian tới, Sở tăng cường phối hợp với các lực lượng, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong công tác thu thập thông tin về các đối tượng khai thác thủy sản bất hợp pháp cũng như tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp trên biển theo quy định tại Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ;
Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan thường xuyên phối hợp với Sở để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngư dân trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Khi ngư dân phát hiện tàu làm nghề giã cào khai thác không đúng vùng, đúng tuyến làm ảnh hưởng đến ngư lưới cụ của người dân, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và an ninh trên biển thì kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng biết số đăng ký phương tiện, tọa độ vi phạm, hướng di chuyển để cơ quan chức năng xử lý kịp thời.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương