Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 21/08/2020 - 21:03
(Thanh tra) - Ngày 21/8, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) tổ chức hội thảo triển khai Đề tài Khoa học cấp bộ “Phòng, chống tham nhũng (PCTN) vặt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” do GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm.
GS.TS Nguyễn Đăng Dung thuyết trình tại hội thảo. Ảnh: TH
Tại hội thảo, ông Dung cho biết, tham nhũng vặt hiện đang diễn ra phổ biến trên phạm vi quốc gia và là vấn đề xã hội nhức nhối. Các hành vi tham nhũng vặt dễ nhận thấy nhất như: Nhũng nhiễu, nhận hối lộ của cảnh sát giao thông, thanh tra, nhân viên ý tế, bảo hiểm, giám định… “làm luật” của những công ty nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, vỉa hè, chợ cóc… các hành vi vòi vĩnh nhũng nhiễu của cán bộ cấp phường, xã, phường; các hành vi ngụy tạo chữ ký, ký khống chứng từ…
Tài sản là đối tượng của hành vi tham nhũng vặt tuy có giá trị không lớn, tuy nhiên, nó lại xâm hại vô cùng lớn, giống như bất kỳ hành vi tham nhũng nào - đó là giá trị liêm chính. “Việc 100% người dân Việt Nam có thể là nạn nhân và là chủ thể của hành vi tham nhũng vặt; việc tuyệt đại bộ phận người dân coi “lót tay để được việc” là hành vi văn hóa bình thường đã và đang là hồi chuông đáng báo động về sự suy giảm liêm chính của cả một dân tộc trong giai đoạn lịch sử này”, GS.TS Nguyễn Đăng Dung khẳng định.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc về công tác PCTN diễn ra vào ngày 25/6/2018 tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh giải pháp PCTN giải pháp thứ năm là “xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tệ “tham nhũng vặt”; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng”. Trong đó, cần tập trung chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, kiểm toán vào những nơi có vấn đề phức tạp, dư luận quan tâm, các lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp giải quyết công việc.
Có thể nói, công tác chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu là mối quan tâm lớn, thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người coi tham ô, lãng phí là tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Người chỉ rõ bản chất của tham ô là lấy của công làm của tư, là gian lận tham lam, tham ô trộm cướp.
GS. TS Nguyễn Đăng Dung chia sẻ, mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về tham nhũng vặt, từ đó đề xuất, quan điểm, giải pháp phòng, chống và tiến tới giảm thiểu tham nhũng vặt. “Dự kiến, đề tài gồm ba chương: Chương I, những vấn đề lý luận cơ bản về tham nhũng vặt và PCTN vặt; Chương II, thực trạng tham nhũng vặt và thực tiễn PCTN vặt ở Việt Nam và Chương III đưa ra quan điểm, giải pháp PCTN vặt ở Việt Nam và kiến nghị”, GS.TS Nguyễn Đăng Dung nhấn mạnh.
Góp ý tại hội thảo, ông Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT cho rằng, Ban Chủ nhiệm (BCN) cần phải xây dựng định nghĩa thế nào là tham nhũng vặt; tham nhũng vặt khác với tham nhũng khác ở điểm gì?
Theo ông Hùng, mục tiêu của đề tài có hai mục tiêu chính là hoàn thiện pháp luật về PCTN vặt ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp PCTN vặt ở Việt Nam. Tại Chương I, cần chia làm 5 phần: Các khái niệm liên quan tới đề tài; định hướng nội dung nghiên cứu (tình hình nghiên cứu, định hướng nghiên cứu của đề tài); đánh giá tác động của PCTN vặt ở Việt Nam; kinh nghiệm của thế giới về PCTN vặt; vai trò của PCTN vặt ở Việt Nam. Ở Chương II, BCN nên chia làm 3 phần: Thực trạng của PCTN vặt ở Việt Nam; thực trạng hoạt động thực tiễn của PCTN vặt ở Việt Nam; đánh giá thực trạng (bất cập của pháp luật). Ngoài ra, Chương III cần đưa ra 3 giải pháp: Hoàn thiện pháp luật; giải pháp PCTN vặt ở Việt Nam bằng công nghệ 4.0; ứng dụng của đề tài.
Ông Nguyễn Văn Kim, nguyên quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ cho rằng, đề cương nghiên cứu trình bày rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, BCN cần rà soát, bổ sung quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về PCTN vặt. Theo ông Kim, để đạt được mục tiêu cuối cùng của đề tài thì cần làm rõ phần lý luận, thực trạng, quan điểm, hướng giải pháp về PCTN vặt tại Việt Nam.
Đồng quan điểm với các đại biểu, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT, ông Nguyễn Tuấn Khanh đưa quan điểm thêm, BCN cần tập trung giải pháp tổ chức thực hiện liên quan tới cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính công. Bên cạnh đó, đánh giá được thực trạng tham nhũng vặt, những nguy cơ; thực trạng công tác PCTN (hiện trạng chính sách pháp luật có liên quan, thực tiễn thi hành chính sách) và mục tiêu nghiên cứu…
Cũng tại hội thảo, đại diện Ban Nội chính Trung ương cho biết, ở Ban Nội chính Trung ương đã có một số nghiên cứu cấp cơ sở về tham nhũng vặt, đã tổ chức nhiều tọa đàm về tham nhũng vặt ở cấp địa phương… Theo vị đại diện này, tham nhũng vặt là hành vi nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân để lấy tiền, hành vi tham nhũng dù lớn hay nhỏ đều là hành vi vụ lợi, lấy tiền về cho bản thân hay người thân của mình. Các giải pháp, quy định của Luật PCTN cần đưa thêm giải pháp, nếu các dịch vụ công trực tuyến, dân không phải tới gặp cán bộ, công chức, chuyên viên thì sẽ giảm thiểu rất nhiều việc hối lộ. Hiện tại đã có nhiều quyết tâm để giải quyết việc PCTN vặt, tuy nhiên, cần có những hành động thiết thực, luôn và ngay./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương