Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ tư, 17/11/2021 - 21:13
(Thanh tra) - Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) vừa tổ chức họp phê duyệt thuyết minh đề tài khoa học năm 2022 “Phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong hoạt động thanh tra” do ông Nguyễn Đăng Hạnh, Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác phát triển, Viện CL&KHTT đăng ký làm chủ nhiệm.
Toàn cảnh họp phê duyệt thuyết minh đề tài khoa học năm 2022 “Phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong hoạt động thanh tra”. Ảnh: TH
Theo ông Nguyễn Đăng Hạnh, Luật Thanh tra 2010, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thanh tra Chính phủ quy định về phối hợp giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan thanh tra trong việc trao đổi thông tin về tội phạm và giải quyết kiến nghị khởi tố được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra (Thông tư 03/20/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP) đã có những quy định về cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra và viện kiểm sát về trong hoạt động thanh tra.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong hoạt động thanh tra hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định về nội dung, phương thức phối hợp; về thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong quá trình phối hợp trong hoạt động thanh tra. Mặt khác, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này… Do đó, đây là vấn đề có tính cấp thiết, cần được triển khai nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu 3 nội dung chính như sau: Một số vấn đề chung về phối hợp giữa cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong hoạt động thanh tra; Thực trạng phối hợp giữa cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong hoạt động thanh tra; Xây dựng giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong hoạt động thanh tra.
Cho ý kiến về thuyết minh đề tài, Ths. Lê Đức Trung, Viện CL&KHTT cho rằng, về tính cấp thiết, đề tài cần lầm rõ sự bấp cập trong nội dung, phương thức phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động thanh tra.
Về nội dung nghiên cứu, cần làm rõ thêm nội dung phối hợp giữa các cơ quan trong việc trao đổi thông tin về tội phạm và xử lý kiến nghị; bổ sung nguyên tắc, phạm vi phối hợp giữa các cơ quan; thủ tục, trình tự phối hợp trong chuyển hồ sơ vụ việc từ cơ quan thanh tra sang cơ quan điều tra.
Ths. Lê Văn Đức, Viện CL&KHTT, Ủy viên Thư ký Hội đồng Phê duyệt cho rằng, về đối tượng nghiên cứu, đề tài cần ghi rõ là hoạt động thanh tra. Về phạm vi nghiên cứu, cần làm rõ phạm vi tại Thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh hay thanh tra chuyên ngành. Về nội dung nghiên cứu, đề tài cần làm rõ thêm quan niệm hoạt động thanh tra; làm rõ nội dung, chủ thể, phương thức phối hợp; giá trị pháp lý của kết quả phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động thanh tra.
Ngoài ra, việc đánh giá thực trạng, cần phân tích quy định của Luật Thanh tra và Bộ luật Tố tụng Hình sự để làm rõ nội dung nghiên cứu; cần làm rõ trao đổi thông tin giữa các cơ quan trong hoạt động thanh tra và chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra.
TS. Trần Văn Long, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thuyết minh đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của chủ nhiệm đăng ký đề tài, thuyết minh được chuẩn bị nghiêm túc, các nội dung nghiên cứu phù hợp.
Góp ý hoàn thiện thuyết minh, TS. Trần Văn Long cho rằng, về tính cấp thiết, đề tài nên tập trung nghiên cứu sự phối hợp giữa các cơ quan theo Thông tư 03/2018/TTL-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP cho phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài khoa học cấp cơ sở.
Về mục tiêu nghiên cứu, cần làm rõ sự phối hợp giữa các cơ quan trong trao đổi thông tin và chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra.
Về nội dung nghiên cứu, phần lý luận, đề tài làm rõ vai trò ý nghĩa của sự phối hợp; xác định rõ chủ thể, nội dung, phương thức, kết quả phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động thanh tra.
Phần thực trạng, cần đánh giá quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động thanh tra và làm rõ vấn đề vướng mắc trong quy định pháp luật về vấn đề này; làm rõ thêm nội dung, thời gian việc chuyển hồ sơ từ cơ quan thanh tra sang cơ quan điều tra, gắn với bối cảnh phòng, chống tham nhũng hiện nay; đồng thời, làm rõ kết quả xử lý vụ việc của các cơ quan điều tra.
Phần giải pháp kiến nghị, ông Long đề nghị đề tài tập trung vào việc hoàn thiện pháp luật và việc tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong hoạt động thanh tra.
Trên cơ sở các nội dung được đưa ra và góp ý của các thành viên, Hội đồng thống nhất phê duyệt thuyết minh đề tài để triển khai nghiên cứu trong năm 2022.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang