Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người dân có thể được hỗ trợ chế độ khi hòa giải tranh chấp đất đai

Theo Hùng Võ (Vietnam+)

Thứ sáu, 08/05/2020 - 13:33

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng việc hỗ trợ chế độ cho người dân khi tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp xã là cần thiết; thù lao cho hòa giải viên tối đa 200.000 đồng/vụ...

Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: CTV/Vietnam+)

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Kạn về việc nên bổ sung chế độ hỗ trợ cho người dân khi tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp xã, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng việc quy định liên quan đến chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng trên là cần thiết, tuy nhiên kinh phí này liên quan đến ngân sách nhà nước.

Cụ thể, khoản 1 Điều 19 Luật Hòa giải ở cơ sở quy định: Trong quá trình hòa giải, nếu thấy cần thiết, hòa giải viên và một trong các bên khi được sự đồng ý của bên kia có thể mời người có uy tín trong dòng họ, nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội, già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ việc, đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác tham gia hòa giải.

Tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định: “Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.

Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Theo Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, thù lao cho hòa giải viên (đối với hòa giải viên trực tiếp tham gia hòa giải) tối đa 200.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải.

Tuy nhiên, đối với những người khác tham gia hòa giải (trong đó có cả hòa giải tranh chấp đất đai) thì chưa có cơ chế để hỗ trợ, bồi dưỡng cho các đối tượng.

Cho rằng việc quy định chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng cho các hộ dân khi tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai là cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị trường hợp Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai có mời hòa giải viên tham gia hòa giải thì áp dụng chế độ của hòa giải viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm