Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nâng cao thực thi công vụ của thanh tra tỉnh làm tăng hiệu quả công tác PCTN tại địa phương

Thái Hải

Thứ tư, 13/11/2024 - 20:18

(Thanh tra) - Ngày 13/11, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học cơ sở “Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra tỉnh, thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng”, do ThS Nguyễn Phương Vy, Phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện CL&KHTT làm Chủ nhiệm.

Chiều 13/11, Hội đồng Nghiệm thu đề tài khoa học đã nghiệm thu đề tài "Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra tỉnh, thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng” do ThS Nguyễn Phương Vy làm chủ nhiệm. Ảnh: TH

Trình bày kết quả nghiên cứu, ThS Nguyễn Phương Vy cho rằng, thanh tra tỉnh và thanh tra huyện là các cơ quan thanh tra nằm trong hệ thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ở Việt Nam.

Về tổ chức bộ máy, thanh tra tỉnh và thanh tra huyện không chỉ nằm trong hệ thống thanh tra theo “chiều dọc” quản lý hành chính Nhà nước, mà còn (và chủ yếu) được nhìn nhận theo “chiều ngang” dưới góc độ cơ quan chuyên môn trực thuộc và phục vụ cho cơ quan quản lý Nhà nước và thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp.

Thanh tra tỉnh và thanh tra huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bốn lĩnh vực công tác chính của ngành Thanh tra, phù hợp với thực tiễn quản lý Nhà nước và đã được ghi nhận trong lịch sử ngành Thanh tra, đó là thanh tra; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng (PCTN).

Thời gian qua, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra tỉnh, thanh tra huyện trong PCTN đã đạt được những kết quả quan trọng đáng ghi nhận, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho chủ tịch UBND cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp huyện trong PCTN. Đồng thời, qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan thanh tra tỉnh, thanh tra huyện cũng đã phát hiện những vụ việc tham nhũng. Cơ quan thanh tra cấp tỉnh cũng đã bước đầu thể hiện được vai trò của mình trong kiểm soát tài sản thu nhập.

Chủ nhiệm đề tài cho biết, Luật PCTN 2018 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra tỉnh và thanh tra huyện là thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn trong vấn đề kiểm soát tài sản, thu nhập; kiểm soát tham nhũng trong chính cơ quan thanh tra.

Đồng thời, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra tỉnh, thanh tra huyện trong PCTN được thể hiện thông qua việc phát hiện, xử lý tham nhũng khi tiến hành thanh tra; hoặc trong việc phối hợp với các chủ thể khác khi các chủ thể này tiến hành hoạt động của mình mà phát hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng.

Theo chủ nhiệm đề tài, Luật PCTN quy định các cơ quan thanh tra nói chung, trong đó có thanh tra tỉnh và thanh tra huyện có trách nhiệm phối hợp với cơ quan khác trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng; phối hợp trong việc tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng; kiến nghị chính sách, pháp luật, giải pháp PCTN…

Trong thực tiễn, thanh tra tỉnh, thanh tra huyện ở Việt Nam, dù còn nhiều hạn chế về biên chế cũng như cơ sở hạ tầng – kỹ thuật, nhưng đã tham gia tích cực vào công tác tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND thực hiện quản lý Nhà nước về PCTN trên địa bàn tỉnh, địa bàn huyện.

“Kết quả công tác PCTN được trình bày trong các báo cáo của UBND tỉnh hàng năm, bao quát các phương diện của quản lý Nhà nước về PCTN như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chung; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; việc tổ chức các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; công tác phát hiện và xử lý tham nhũng… Để có được những kết quả này, tuy mức độ còn có sự khác nhau giữa các địa phương, giữa các tỉnh và giữa các huyện, nhưng phần nào đã thể hiện những nỗ lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra tỉnh, thanh tra huyện”, chủ nhiệm đề tài nhấn mạnh.

Ngoài việc tham gia mang tính chất “gián tiếp”, thanh tra tỉnh cũng thể hiện vai trò mang tính chất “trực tiếp” thông qua việc là cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập đối với một số đối tượng theo quy định của Luật PCTN 2018. Điều này một lần nữa thể hiện tính độc lập tương đối của ngành Thanh tra trong bộ máy hành chính Nhà nước.

Ngoài ra, thanh tra tỉnh cũng có thể độc lập trong việc ra quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận của mình đối với các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.

Tuy nhiên, thẩm quyền thanh tra mang tính độc lập, không bị phụ thuộc vào thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp này chưa được quy định có thể áp dụng đối với thanh tra huyện.

Trên cơ sở đó đề tài đưa ra các giải pháp trong hoàn thiện thể chế và giải pháp trong tổ chức thực hiện. Trong đó, giải pháp về thể chế có ý nghĩa then chốt. Nhiều quy định có sự chồng chéo, mâu thuẫn, hoặc chưa xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của thanh tra tỉnh, thanh tra huyện, hoặc tiềm ẩn rủi ro, tham nhũng có thể xảy ra trong chính hoạt động thanh tra. Những vấn đề này cần được nghiên cứu, sửa đổi trong giai đoạn tới.

“Nhằm khắc phục triệt để tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, sự vào cuộc và quyết liệt của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát tại địa phương có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, hoàn thiện thể chế, pháp luật cùng với siết chặt kỷ luật, kỷ cương và nâng cao chất lượng thực thi công vụ, nhiệm vụ của thanh tra tỉnh, thanh tra huyện sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công PCTN tại địa phương”, chủ nhiệm đề tài nói.

Đánh giá về kết quả nghiên cứu đề tài, Hội đồng Nghiệm thu cho rằng, đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra là làm rõ thực trạng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra tỉnh, thanh tra huyện trong PCTN, tiêu cực; từ đó đưa ra giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra tỉnh, thanh tra huyện trong PCTN. Phương pháp nghiên cứu phù hợp, nội dung rõ ràng, số liệu đa dạng, các giải pháp có tính khả thi.

Với những đóng góp của đề tài, Hội đồng thống nhất đánh giá đề tài đạt loại Xuất sắc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thái Bình: Giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại Sở Tài chính

Thái Bình: Giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại Sở Tài chính

(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thái Bình Đặng Thanh Giang yêu cầu, Sở Tài chính tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và có giải pháp quyết liệt chỉ đạo thực hiện triệt để các nội dung kiến nghị còn tồn đọng…

Trọng Tài

22:56 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm