Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nâng cao nhận thức đồng bào thông qua Đề án Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

Văn Thanh

Thứ năm, 21/10/2021 - 09:45

(Thanh tra) - Với mục tiêu tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) hiểu biết về pháp luật, các văn bản mới ban hành của Đảng, Nhà nước, huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã đổi mới công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi nhận thức của cán bộ, đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Đồng bào dân tộc Thổ huyện Như Xuân. Ảnh: VT

Huyện Như Xuân có khoảng 70 nghìn người, dân tộc Thái chiếm 43%, dân tộc Thổ 14,5%, dân tộc Mường 5,5% và Dân tộc Kinh 37%.

Thực hiện Kế hoạch số 79 ngày 5/4/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2016-2021” trên địa bàn tỉnh, UBND huyện Như Xuân đã ban hành kế hoạch triển khai nhằm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS, các tầng lớp cán bộ, nhân dân các văn bản pháp luật mới của Đảng, Nhà nước.

Công tác tuyên truyền đa dạng hóa các loại hình phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, từng bước giảm số vụ việc về người vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở các địa bàn trọng điểm, làm thay đổi nhận thức về pháp luật của đồng bào các DTTS.

Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, huyện Như Xuân đã nâng cao năng lực nhận thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm trong phạm vi của Đề án đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ, đảm bảo tính khả thi, trọng điểm, xác định rõ trách nhiệm, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện Đề án. Thực hiện có hiệu quả thông qua lồng ghép các chương trình, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai để khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhất các nguồn lực.

Trong những năm qua, huyện Như Xuân đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, pháp luật hình sự, ma túy, dân sự, xử lý vi phạm hành chính; Luật Tố cáo; Luật Hôn nhân gia đình; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; pháp luật về phòng chống tra tấn, nhục hình; pháp lệnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và các luật mới được Quốc hội thông qua. Tổ chức in ấn, biên soạn, cấp phát hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử các tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật mới như các loại sách chuyên đề về pháp luật, sách hỏi đáp tình huống pháp luật, tờ gấp pháp luật… Nội dung tuyên truyền rất thiết thực, bám sát các lĩnh vực pháp luật liên quan trực tiếp đến đồng bào DTTS tại địa bàn trọng điểm. Xây dựng, củng cố, phát huy vai trò các nhóm nòng cốt, tổ tự quản tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương; hướng dẫn khuyến khích doanh nghiệp đóng trên địa bàn tự tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động; khuyến khích cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện tốt hương ước, quy ước, trong đó có tiêu chí không vi phạm pháp luật, kiểm soát, tiến tới hạn chế tình hình vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội…

Bên cạnh đó, huyện Như Xuân đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, trong đó chủ yếu thông qua các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, các cuộc họp tại cơ sở, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, loa truyền thanh ở cơ sở, sinh hoạt ngày pháp luật, lồng ghép các phong trào, chiến dịch ra quân thực thi pháp luật, biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong chấp hành và thực hiện pháp luật của đồng bào DTTS gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, đối thoại chính sách pháp luật ...

Để nâng cao hiệu quả đề án tuyên truyền, huyện Như Xuân gắn nhiệm vụ của từng phòng, đơn vị vào công tác tuyên truyền. Ví dụ, phòng giáo dục có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở các nhà trường; công an huyện hướng dẫn các xã, thị trấn lồng ghép tuyên truyền cho cán bộ, đồng bào DTTS gắn với công tác tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật do Công an huyện đang chủ trì, triển khai tại các địa bàn…

Các xã, thị trấn, kiện toàn các tổ hòa giải ở cơ sở gồm 127 tổ hòa giải với 879 thành viên. Riêng trong năm 2020, toàn huyện tiếp nhận 166 vụ việc, hòa giải thành 140 vụ việc, đạt 84,33%. Nội dung các vụ việc hòa giải tập trung vào các lĩnh vực đất đai, dân sự, hôn nhân và gia đình, tranh chấp nhỏ trong sinh hoạt cộng đồng. Hiện nay, toàn huyện đã xây dựng được 46 tủ sách pháp luật, trong đó 16/16 xã, thị trấn có tủ sách pháp luật; 29 tủ sách pháp luật tại các thôn, bản, khu phố. Bình quân mỗi tủ sách có từ 200 đến 250 đầu sách các loại phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn huyện.

Để làm tốt việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, đồng bào DTTS, trong những năm qua thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tổ chức triển khai kịp thời các văn bản pháp luật mới ban hành, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương đến toàn thể cán bộ và đồng bào DTTS. Cùng với đó, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật gồm 11 thành viên hiện đang công tác tại Đảng ủy, HĐND, UBND thị trấn để sẵn sàng giải đáp pháp luật, hướng dẫn, tư vấn áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Tổ chức kiện toàn 15 tổ hòa giải tại 15 khu phố, với 96 thành viên, đây là những người có năng lực ở thị trấn, ở các khu phố được trải qua các lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động và đã được bồi dưỡng kiến thức về pháp luật.

Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, các tổ chức chính trị xã hội ở thị trấn Yên Cát thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho đồng bào thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật, hội nghị triển khai, lồng ghép trong các cuộc họp, sinh hoạt hàng tháng, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề của các đoàn thể, các buổi sinh hoạt chi bộ, họp dân tại các khu phố... Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được các tổ chức hội, đoàn thể, các khu phố thường xuyên đổi mới cả về nội dung và hình thức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia, đã phát huy tác dụng ngay từ cơ sở, góp phần nâng cao ý thức chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.

Từ đầu năm 2021 đến nay, thị trấn Yên Cát đã phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể và các phòng, ban liên quan, tổ chức hơn 126 buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở 15/15 khu phố và các trường học, thu hút được sự tham gia của trên 3.000 lượt hội viên, đoàn viên và học sinh; phát hành 3.250 tài liệu tuyên truyền. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống đài truyền thanh của thị trấn cũng đã tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng khắp địa bàn 15 khu phố, với 15 cụm loa. Hàng tuần, trong chuyên mục pháp luật và đời sống, đài truyền thanh thị trấn đã thông tin, tuyên truyền một số nội dung các văn bản luật mới tới đồng bào và viết gần 100 tin, bài trong lĩnh vực giáo dục pháp luật. Thông qua các nội dung tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và đồng bào DTTS.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm