Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ năm, 15/10/2020 - 10:30
(Thanh tra)- Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nhằm nâng cao hoạt động công vụ; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; đáp ứng yêu cầu đổi mới, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: ĐT
Ngày 14/10, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Tại hội nghị, các đại biểu được giới thiệu những nội dung cơ bản và điểm mới của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản liên quan.
Theo đó, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020. Luật đã sửa đổi, bổ sung 5/50 điều của Luật Tổ chức Chính phủ và 38/143 điều của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương với nhiều điểm đáng chú ý như: Quy định thẩm quyền của Chính phủ trong việc quy định khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và tiêu chí thành lập; số lượng biên chế tối thiểu, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, ngành, chính quyền địa phương.
Ngoài ra, Luật quy định rõ khung số lượng theo hướng giảm từ 10% đến 15% số lượng đại biểu HĐND ở từng loại hình đơn vị hành chính; số lượng phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện; phó trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh…
Đối với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020 có nhiều điểm mới đáng chú ý như: Luật sửa đổi khái niệm về công chức; điều chỉnh chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ; tuyển dụng công chức, đánh giá, xếp loại chất lượng công chức; các loại hợp đồng làm việc đối với viên chức; thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức và viên chức đã nghỉ hưu…
Về ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn đổi với viên chức. Theo đó, sửa đổi quy định về áp dụng ký kết hợp đồng làm việc xác định hạn từ 12 tháng đến 60 tháng dối với Viên chức được tuyển dụng mới sau 1/7/2020. Bổ sung quy định trường hợp đơn vị sự nghiệp công viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức trường hợp không ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do băng văn bản.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, sau gần 5 năm áp dụng Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn còn một số tồn tại cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Nghị quyết Trung 4 khóa XII về tăng cường xây dựng chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, 7 khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả…
Hiện các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức cơ bản đã được ban hành, kịp thời điều chỉnh các vấn đề cụ thể.
Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho rằng, việc trao đổi những vướng mắc trong thực tiễn khi triển khai luật để thống nhất cách hiểu đúng; những vấn đề chưa kịp thời được hướng dẫn sẽ được tổng hợp để báo cáo Chính phủ, làm sao để 4 nội dung sửa đổi của 4 luật được triển khai hiệu quả, thiết thực trong thực tiễn.
“Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nhằm nâng cao hoạt động công vụ; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; đáp ứng yêu cầu đổi mới, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Nội vụ cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai luật, nghị định có phát sinh các vướng mắc, những vấn đề chưa được quy định, thì kịp thời gửi Bộ Nội vụ tổng hợp, nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh kịp thời.
Các đơn vị có liên quan của Bộ Nội vụ khẩn trương tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương để giải đáp, thông tin kịp thời, tiếp tục nắm bắt các tình huống trong quá trình thực hiện các luật này, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ kịp thời.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình