Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Loạt khoản trợ cấp BHXH tăng khi lương cơ sở tăng 2,34 triệu đồng

Trần Lâm

Chủ nhật, 14/07/2024 - 08:47

(Thanh tra) - Khi lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng từ ngày 1/7, loạt chế độ dành cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc cũng tăng theo.

Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại BHXH tỉnh Quảng Nam. Ảnh: TL

Khi lương cơ sở tăng thêm30%, không chỉ cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách mà toàn bộ người lao động có giao kết hợp đồng đều được hưởng lợi.

Bởi theo Luật BHXH hiện hành có nhiều chế độ trợ cấp BHXH được tính toán dựa trên lương cơ sở. Khi lương cơ sở tăng thì mức trợ cấp của các chế độ này cũng tăng theo.

Tăng trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được trợ cấp 1 lần/con bằng 2 lần mức lương cơ sở. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.

Vì vậy, mức trợ cấp trên được điều chỉnh tăng từ 3,6 triệu đồng lên 4,680 triệu đồng. Ngoài ra, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày cũng tăng từ 540 nghìn đồng lên 729 nghìn đồng/ngày.

Tăng trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định, người lao động suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

Từ 1/7, mức này được điều chỉnh tăng từ 9 triệu đồng lên 11,7 triệu đồng nếu suy giảm 5% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 1.170 nghìn đồng.

Theo luật, lao động suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Do lương cơ sở điều chỉnh, mức này tăng từ 540 nghìn đồng lên 702 nghìn đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động, sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 46,8 nghìn đồng/tháng.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc bị tâm thần, ngoài mức trợ cấp hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở. Mức này tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Tăng trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị mà chưa được giám định thì thân nhân được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở. Mức này tăng từ 64,8 triệu đồng lên 84,24 triệu đồng.

Tăng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật 1 ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng thì mức phụ cấp này tăng từ 540 nghìn đồng/ngày lên 702 nghìn đồng/ngày.

Tăng lương hưu thấp nhất

Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở. Do vậy từ 1/7, mức này tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Tăng trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng

Thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết. Mức này tăng từ 18 triệu đồng lên 23,4 triệu đồng.

Ngoài ra, theo luật, mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân đủ điều kiện hưởng bằng 50% mức lương cơ sở. Do vậy mức này cũng được điều chỉnh tăng từ 900 nghìn đồng/tháng lên 1,17 triệu đồng/tháng.

Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở. Vậy nên, từ 1/7, mức này tăng từ 1,26 triệu đồng lên 1,638 triệu đồng/tháng./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm