Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 25/05/2020 - 20:12
(Thanh tra) - Ngày 25/5, Quốc hội (QH) thảo luận trực tuyến Dự thảo Nghị quyết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Một trong những vấn đề đại biểu (ĐB) lo là người dân giữ đất để hoang vì không phải chịu thuế.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình và khẳng định, để hoang hoá đất đai “không phải do việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp”, mà do nhiều nguyên nhân. Ảnh: Q. Khánh
Không để lợi dụng chính sách
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nói thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn đến hết năm 2020 theo Nghị quyết 55 và Nghị quyết số 28.
Tổng số miễn, giảm trung bình mỗi năm giai đoạn 2003-2010 là hơn 3.200 tỷ đồng; 2011-2016 khoảng 6.300 tỷ đồng; 2017-2018 và dự kiến đến hết năm 2020 gần 7.500 tỷ đồng. Chính phủ đề nghị tiếp tục miễn thuế này đến hết năm 2025.
“Việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025 sẽ không làm giảm thu ngân sách Nhà nước do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế”, Bộ trưởng Dũng nói.
Bên cạnh đó, miễn thuế này cũng hỗ trợ trực tiếp người nông dân, khu vực nông nghiệp, nông thôn; nâng cao giá trị gia tăng và kết nối chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại.
Thảo luận sau đó, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng Đoàn ĐB Chuyên trách tỉnh Quảng Bình cho rằng, phải siết chặt hơn đối tượng thụ hưởng, hạn chế việc bỏ hoang hóa ruộng đất, không để lợi dụng chính sách vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm hoặc tham nhũng, lãng phí.
Theo ông Phương, không nên miễn thuế với trường hợp diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho tổ chức quản lý không trực tiếp sử dụng, mà giao cho tổ chức, cá nhân khác nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp.
Nêu thực tế tình trạng thu mua đất nông nghiệp để chờ nhận giá đền bù, bỏ hoang không sản xuất, ông Phạm Văn Hoà, Phó trưởng Đoàn Chuyên trách tỉnh Đồng Tháp lưu ý, việc quản lý đất nông nghiệp phải "chặt chẽ đến từng thửa ruộng, lập sổ sách theo dõi hàng năm".
Nhiều người giữ đất để hoang?
Trong khi đó, ĐB Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) đánh giá, chính sách trên kéo dài đã hơn 20 năm, đến nay không còn hiệu quả nên cần nhanh chóng có chính sách mới, cần phải thu thuế đất nông nghiệp.
“Số tiền thuế miễn đưa đến 10 nghìn tỉ đồng đúng là không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, nhưng cũng không thể có tác dụng thúc đẩy phát triển nông nghiệp cũng như hỗ trợ cho nông dân”, ông Cường nói và làm phép tính với 11 nghìn hộ nông dân, mỗi hộ được miễn không đến 1 triệu đồng/năm.
Ông Cường còn lo ngại việc kéo dài chính sách này đang làm mất đi chức năng của thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Theo ông Cường, chức năng đầu tiên của thuế này là điều chỉnh hành vi của người sử dụng đất, chỉ những người nào sử dụng đất có hiệu quả thì mới được sử dụng đất. Tuy nhiên, do đất không phải chịu thuế nên dù không sử dụng, nhiều người vẫn giữ đất để đấy, trong khi nhiều người khác đang cần đất lại không có đất để sản xuất.
ĐB Đoàn Hà Nội nhấn mạnh, đất đai là nguồn lực hữu hạn, phần lớn các nước trên thế giới đều sử dụng thuế, chỉ một số ít những nước không sử dụng chính sách thuế do họ có quỹ đất lớn gấp nhiều lần so với số người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Còn theo ĐB Tạ Văn Hạ (Đoàn Bạc Liêu) thì nên ban hành nghị quyết mới vì thời điểm này khác so với thời điểm ra đời Nghị quyết 55 của 10 năm trước, tránh việc “kéo dài của kéo dài tiếp nữa”. Thêm vào đó, mọi tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
“Tại các nước tiên tiến trên thế giới, họ rất khuyến khích công dân đóng thuế và coi đóng thuế là một nét văn hóa. Thế nhưng chúng ta chưa có thói quen đóng thuế, các quán cà phê, quán ăn thu thêm một khoản thuế nữa là cảm thấy chưa thoải mái”, ông Hạ nêu và cho rằng, cần phải bàn đối tượng nào được xem xét miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Nghiên cứu Luật Tài sản có điều chỉnh đất nông nghiệp
Ở góc độ cơ quan thẩm tra, thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của QH lưu ý, thực tế miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp vừa qua thiếu tích cực khi không tạo động lực để các tổ chức, cá nhân canh tác dẫn tới tình trạng hoang hoá, lãng phí nguồn lực đất đai.
"Có tình trạng đất nông nghiệp được giao nhưng không được canh tác hoặc canh tác không hiệu quả và có tình trạng thu mua đất nông nghiệp để chờ nhận đền bù khi các địa phương triển khai các dự án đầu tư (đối với đền bù theo thỏa thuận)", ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách nêu.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận thực tế, quá trình sử dụng đất nông nghiệp có tình trạng đất nông nghiệp được giao cho hộ nông dân nhưng không được canh tác hoặc canh tác không hiệu quả, gây nên tình trạng hoang hóa, lãng phí đất.
Tuy nhiên, theo ông Dũng, để hoang hoá đất đai “không phải do việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp”, mà do nhiều nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh, không có đầu ra, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao, thiếu hụt nguồn lao động, các rào cản trong quy định của pháp luật về đất đai nhằm tích tụ, tập trung ruộng đất…
Pháp luật về đất đai cũng chưa có khung pháp lý quy định thế nào là đất hoang hoá. “Chính phủ sẽ nghiên cứu, đánh giá kỹ việc thu thuế đối với đất để hoang hóa khi nghiên cứu đề xuất, hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai nói chung và khi nghiên cứu đề xuất, hoàn thiện chính sách thuế liên quan đến đất đai nói riêng”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói và cho biết, hiện Bộ đang nghiên cứu Luật Thuế tài sản, trong đó có tính toán đưa đất nông nghiệp vào đối tượng điều chỉnh.
Còn về việc ban hành nghị quyết mới hay kéo dài, Bộ trưởng Dũng khẳng định, “đã nghiên cứu thấy việc kéo dài 5 năm nữa là phù hợp” theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương