Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Kỳ XVII: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Thứ ba, 22/12/2020 - 06:35

(Thanh tra)- Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, có thẩm quyền phạt tiền đến 200 triệu đồng.

Ảnh minh họa: Internet

Điều 32. Vi phạm quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ thông tin, báo cáo trong hoạt động xuất bản

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kê khai, đăng ký, báo cáo, giải trình không đúng nội dung, thời hạn hoặc không chính xác theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định;

b) Không báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền danh mục tên XBP đã được cấp số xác nhận đăng ký xuất bản nhưng không thực hiện xuất bản.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện XBP có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản;

b) Không báo cáo, giải trình theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Chương IV

THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra, người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông

Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này, cụ thể theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm n khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng đoàn thanh tra Thông tin và Truyền thông cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra cấp Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 140.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 140.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 34. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra ngoại giao

Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 2; các điểm c, e, và g khoản 3 Điều 5; điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định này và phù hợp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Cụ thể như sau:

1. Phạt cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.

3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

4. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

Điều 35. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng

Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a và b khoản 1, điểm a và c khoản 2 Điều 6; điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 13; Điều 15; điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4, các điểm a, b và c khoản 5 và khoản 6 Điều 29; các điểm a và d khoản 2, khoản 4 Điều 30 Nghị định này và phù hợp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Cụ thể như sau:

1. Trạm trưởng, Đội trưởng biên phòng có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

2. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm c, đ, e, g, h, i, k, l, n, o, p và q khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

3. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k, l, n, o, p và q khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

(Còn nữa)

Hồng Việt

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm