Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 25/05/2021 - 06:00
(Thanh tra) - Điều 18.2.LQ.96. Hiệu lực thi hành(Điều 96 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
(Tiếp theo và hết)
Kỳ XXXIII:
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18.2.LQ.96. Hiệu lực thi hành
(Điều 96 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
2. Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Điều 18.2.QĐ.1.3.
(Điều 3 Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/06/2009)
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 18.2.NĐ.1.88. Hiệu lực thi hành
(Điều 88 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2019.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật sau hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật:
a) Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
b) Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng;
c) Nghị định số 102/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định thời hạn không kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ;
d) Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức;
đ) Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng;
e) Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
g) Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
h) Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức;
i) Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 18.2.NĐ.1.89. Trách nhiệm thi hành
(Điều 89 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 18.2.NĐ.2.24. Hiệu lực thi hành
(Điều 24 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2020)
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2020.
Bãi bỏ Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.
Điều 18.2.NĐ.2.25. Trách nhiệm thi hành
(Điều 25 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2020)
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
Điều 18.2.QĐ.2.18. Điều khoản thi hành
(Điều 18 Quyết định số 31/2011/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2011)
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2011.
2. Thanh tra Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 18.2.QĐ.3.2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012.
(Điều 2 Quyết định số 31/2012/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2012)
Điều 18.2.QĐ.3.3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
(Điều 3 Quyết định số 31/2012/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2012)
Điều 18.2.TT.1.7. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
(Điều 7 Thông tư số 35/2010/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2011)
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2011.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị và công chức, viên chức ngành giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Điều 18.2.TT.1.8. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
(Điều 2 Thông tư số 33/2015/TT-BGDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2010/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định danh mục các vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành giáo dục ngày 30/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/12/2015)
Điều 18.2.TT.1.9. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị và công chức, viên chức ngành giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
(Điều 3 Thông tư số 33/2015/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/12/2015)
Điều 18.2.TT.2.20. Điều khoản thi hành
(Điều 20 Thông tư số 04/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015)
1. Thông tư này thay thế Thông tư số 11/2011/TT-TTCP ngày 09 tháng 11 năm 2011 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Thanh tra Chính phủ để được hướng dẫn hoặc xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 18.2.TT.3.4. Hiệu lực thi hành
(Điều 4 Thông tư số 59/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015)
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Điều 18.2.TT.3.5. Trách nhiệm thi hành
(Điều 5 Thông tư số 59/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015)
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý có liên quan thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị, tổ chức kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.
Điều 18.2.TT.4.5. Điều khoản thi hành
(Điều 5 Thông tư số 10/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2015)
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2015 và thay thế Thông tư số 1680/2009/TT-TTCP ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Thanh tra Chính phủ.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai và chỉ đạo các cơ quan thanh tra nhà nước thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức theo định kỳ; tổng hợp báo cáo Thanh tra Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 01 tháng 11 hằng năm.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có các vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan thanh tra nhà nước phản ánh kịp thời về Thanh tra Chính phủ để nghiên cứu giải quyết.
Điều 18.2.TT.5.5. Điều khoản thi hành
(Điều 5 Thông tư số 32/2015/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015)
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2015. Bãi bỏ Quyết định số 3486/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục các vị trí công tác trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phải thực hiện định kỳ chuyển đổi.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền sử dụng; tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết.
Điều 18.2.TL.1.7. Tổ chức thực hiện
(Điều 7 Thông tư liên tịch số 70/2016/TTLT-BTC-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/06/2016)
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 6 năm 2016.
2. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm ban hành quy chế quản lý, sử dụng Quỹ khen thưởng về phòng, chống tham nhũng sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ để được hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
XÁC THỰC KẾT QUẢ PHÁP ĐIỂN
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2020
KT. TỔNG THANH TRA
PHÓ TỔNG THANH TRA
Nguyễn Văn Thanh
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình