Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 28/02/2022 - 20:06
(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2022 của Bộ.
Trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: https://dangcongsan.vn/
Theo kế hoạch, Bộ trưởng giao Thanh tra Bộ kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện Kế hoạch PCTN năm 2022 của Bộ.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục tăng cường triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 1038-NQ/BCSĐ ngày 24/4/2020 của Ban Cán sự Đảng Bộ NN&PTNT về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác PCTN tại Bộ NN&PTNT; Chỉ thị số 683-CT/BCSĐ ngày 28/12/2018 của Ban Cán sự Đảng Bộ NN&PTNT về việc đẩy mạnh phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; Kế hoạch số 04-KH/BCSĐ ngày 16/9/2021 của Ban Cán sự Đảng Bộ NN&PTNT triển khai thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
- Khắc phục những hạn chế, tồn tại, tạo chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới, phòng ngừa, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực; loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; tạo bước chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tạo sự thống nhất, tự giác và quyết tâm cao trong hành động; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kỷ cương, liêm chính.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch và quá trình tổ chức thực hiện phải bảo đảm quán triệt quan điểm, mục tiêu, giải pháp của Đảng, Nhà nước trong PCTN, tiêu cực và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác PCTN, tiêu cực trên quan điểm phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý tham nhũng là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những tổ chức, cá nhân có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, tiêu cực.
- Các giải pháp PCTN, tiêu cực tại kế hoạch phải khả thi, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đặc thù của từng cơ quan, đơn vị. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành NN&PTNT trong công tác PCTN, tiêu cực.
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
Các nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch PCTN năm 2022 của Bộ NN& và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện, yêu cầu về thời hạn hoàn thành được giao tại Phụ lục kèm theo.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ phải chủ động, tích cực nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong PCTN, tiêu cực. Luôn xác định PCTN, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; phải cam kết về sự liêm khiết, gương mẫu; mạnh dạn phê bình, tự phê bình và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Đồng thời, xác định rõ các lĩnh vực, các khâu dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị mình để có các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả phòng ngừa cao.
3. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Bộ định kỳ theo quý, 6 tháng, 9 tháng và năm (qua Thanh tra Bộ) trước ngày 15 của tháng cuối kỳ báo cáo (trong đó, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức báo cáo rõ tiến độ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể Bộ giao tại Kế hoạch PCTN của Bộ).
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, các cơ quan, đơn vị chủ động đề xuất để Bộ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
4. Giao Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này; xây dựng trình Bộ phê duyệt và tổ chức triển khai Kế hoạch kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo Bộ về kết quả thực hiện.
5. Trung tâm Tin học và Thống kê đăng tải Kế hoạch này lên trang thông tin điện tử của Bộ.
Hồng Việt
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương