Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công qua công tác thanh tra, kiểm toán Nhà nước

Thái Hải

Thứ sáu, 17/12/2021 - 18:49

(Thanh tra) - Là đề tài khoa học cấp bộ do TS. Tăng Thị Thiệm, Vụ Kế hoạch - Tổng hợp, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm vừa được Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ đánh giá là đề tài đạt yêu cầu, đủ điều kiện, tiêu chuẩn để nghiệm thu chính thức.

Toàn cảnh hội nghị đánh giá đề tài. Ảnh: TH

Tại cuộc họp, TS. Tăng Thị Thiệm cho biết, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công có hiệu quả đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng của cả nước cũng như từng địa phương.

Tuy  nhiên, việc ban hành và thực hiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, là một trong những nguyên nhân dẫn đến một lượng vốn đầu tư công lớn bị sử dụng lãng phí, thất thoát, nhiều dự án đầu tư không phát huy được hiệu quả.

Mặt khác, trong những năm qua, các cơ quan thanh tra và kiểm toán Nhà nước đã thực hiện nhiều cuộc thanh tra, kiểm toán việc chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư công, qua đó chỉ ra nhiều sơ hở, sai phạm, đề xuất sửa đổi nhiều cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật có liên quan; kiến nghị thu hồi hàng chục ngàn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính, xử lý hình sự đối với nhiều cán bộ, công chức, viên chức và các cá nhân có vi phạm trong việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.

Việc hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công qua thanh tra, kiểm toán còn nhiều vấn đề đặt ra, cả về lý luận, pháp luật, thực tiễn cần được nghiên cứu, luận giải. Đây cũng là những vấn đề đặt ra mà theo Chủ nhiệm Đề tài, việc nghiên cứu đề tài là cần thiết.

Trên cơ sở lý luận, pháp luật về quản lý vốn đầu tư công và thực trạng hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công qua thanh tra, kiểm toán giai đoạn 2015-2020, đề tài đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công qua thanh tra, kiểm toán.

Với mục tiêu này, đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về pháp luật và hoàn thiện pháp luật quản lý vốn đầu tư công qua thanh tra, kiểm toán; Chương 2: Thực trạng pháp luật và hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công qua thanh tra, kiểm toán; Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công qua thanh tra, kiểm toán Nhà nước.

Nhận xét về kết quả nghiên cứu đề tài, TS Nguyễn Hữu Hiểu, Trưởng khoa Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước, Ủy viên Phản biện cho rằng, việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nội dung đề tài phù hợp với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đề tài đã hệ thống hóa dược những vấn đề lý luận về pháp luật quản lý vốn đầu tư công, qua đó khẳng định vai trò của thanh tra, kiểm toán Nhà nước đối với việc hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công. Đề tài cũng phản ánh rõ nét những kết quả đạt được của hoạt động thanh tra, kiểm toán với quản lý vốn đầu tư công, qua đó, đánh giá được vai trò quan trọng của thanh tra, kiểm toán Nhà nước trong hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công.

Trong phần giải pháp, Đề tài đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công trên các khía cạnh cụ thể như huy động các nguồn vốn tham gia thực hiện dự án đầu tư công; quy định về chương trình, kế hoạch vốn đầu tư công; về thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện bố trí, phân bổ vốn đầu tư công; hoàn thiện pháp luật về thanh tra, kiểm toán Nhà nước đối với quản lý vốn đầu tư công…

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Chủ nhiệm Đề tài cần xem xét bổ sung thêm một số nội dung. Trong phần “Các tiêu chí đánh giá hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công qua thanh tra, kiểm toán” tại Chương I, cần bổ sung thêm tiêu chí “tính khả thi”, vì các quy định pháp luật cần đảm bảo tính khả thi để có thể triển khai trong thực tiễn.

Phần đánh giá hạn chế, bất cập và nguyên nhân tại Chương II, cần xem lại một số đánh giá cho phù hợp hơn; về giải pháp, cần có giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu lực kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách thông qua công tác thanh tra, kiểm toán.

ThS. Văn Tiến Mai - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp, Thanh tra Chính phủ đánh giá cao kết quả nghiên cứu. Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến vai trò, đặc điểm và nội dung pháp luật về quản lý vốn đầu tư công; các tiêu chí đánh giá, yếu tố bảo đảm hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công qua công tác thanh tra, kiểm toán. Đề tài đã đánh giá thực trạng vai trò của thanh tra, kiểm toán trong hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công, đã chỉ ra được những hạn chế vướng mắc đang tồn tại trong thực tế.

“Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có cơ sở để hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý vốn đầu tư công, pháp luật về thanh tra, kiểm toán…”, ông Mai nhấn mạnh.

TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Chủ tịch Hội đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu. Đề tài có sự thu thập, phân tích, đánh giá thông tin, dữ liệu rất công phu.

Góp ý về kết quả nghiên cứu, TS. Nguyễn Tuấn Khanh cho rằng: Về hình thức, cần có sự thể hiện xuyên suốt đề tài là việc hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công qua công tác thanh tra, kiểm toán.

Về nội dung, đề tài cần tập trung vào hoàn thiện pháp luật gắn với trách nhiệm của các chủ thể trong nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, xây dựng dự thảo, trình ban hành văn bản pháp luật về quản lý vốn đầu tư công; đánh giá kết quả thanh tra, kiểm toán trong thời gian qua về thực hiện quản lý vốn đầu tư công; về giải pháp, tăng thêm sự đóng góp chuyển giao kết quả thanh tra, kiểm toán vào hoàn thiện pháp luật quản lý vốn đầu tư công; sự phối hợp giữa các cơ quan trong ban hành quy định về quản lý vốn đầu tư công với cơ quan thanh tra, kiểm toán…

Kết thúc buổi họp, với kết quả nghiên cứu đạt được, Hội đồng thống nhất đánh giá đề tài đạt yêu cầu, đủ điều kiện, tiêu chuẩn để nghiệm thu chính thức.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm