Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ năm, 18/08/2022 - 22:01
(Thanh tra)- Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa lưu ý, trong vấn đề công vụ, Hà Nội phải gắn với xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến, tạo sự khác biệt ấn tượng trong công tác tiếp dân.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa lưu ý: Hà Nội phải tạo sự khác biệt ấn tượng trong tiếp công dân. Ảnh: T.T
Ngày 18/8, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị “Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính (CCHC) TP Hà Nội năm 2022”. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 633 điểm cầu sở ngành, quận, huyện với sự tham dự của 5.400 đại biểu.
Sắp xếp giảm 280 đơn vị sự nghiệp
Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ Vũ Thu Hà cho biết: Công tác CCHC của TP đã được cải thiện và nâng cao. UBND TP đã thành lập tổ công tác cải thiện, nâng cao Chỉ số PAR-INDEX và Chỉ số SIPAS của TP do Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP làm tổ trưởng để theo dõi, đánh giá những nhiệm vụ trọng tâm, tháo gỡ vướng mắc và đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế.
TP đã đơn giản hóa 26 thủ tục hành chính (TTHC); công bố công khai 3 TTHC, danh mục 500 TTHC, thay thế 33 TTHC, bãi bỏ 476 TTHC. Đến nay, 100% TTHC được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Việc tiếp nhận, giải quyết TTHC được giám sát, kiểm soát chặt chẽ nên đã hạn chế tối đa việc nhũng nhiễu, chậm trễ trong việc giải quyết TTHC. Kết quả giải quyết hồ sơ giải quyết đúng hạn, trước hạn trên toàn TP là hơn 1 triệu hồ sơ, đạt tỷ lệ 99,78%.
Toàn TP đã có 156/175 phường (đạt 89,14%) thực hiện ủy quyền cho công chức Tư pháp – Hộ tịch đủ điều kiện tiêu chuẩn. Việc ủy quyền giúp giảm đầu mối, lược bỏ các bước xử lý nội bộ, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ.
Đến nay, TP đã sắp xếp giảm 280 đơn vị sự nghiệp so với năm 2015. So với năm 2015, TP đã hoàn thành chỉ tiêu tinh giản 10% biên chế công chức, viên chức. Cụ thể là giảm 1.473 biên chế công chức, 15.204 biên chế viên chức hưởng lương ngân sách Nhà nước.
Để đổi mới hình thức tuyển chọn lãnh đạo, quản lý, TP đã phê duyệt đề án thi tuyển đối với 86 chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương tại 49 cơ quan, đơn vị. Đến nay, đã hoàn thành 38/86 chức danh, các chức danh còn lại đang thực hiện, bảo đảm xong trong năm 2022.
Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng CCHC, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn nhấn mạnh đến giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động tổ công tác cải thiện, nâng cao chỉ số PARINDEX, SIPAS giai đoạn 2021 - 2025 của TP.
TP đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm tra CCHC, thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính. Xử lý nghiêm những trường hợp tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa ứng xử.
Gốc của CCHC là thái độ của chính quyền
Thời gian tới, theo ông Lê Hồng Sơn, TP sẽ tập trung đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền. Trong đó, tập trung vào công tác ủy quyền, nhất là đối với những nhiệm vụ, TTHC do các sở, ngành đang thực hiện, trên tinh thần phân cấp, ủy quyền triệt để, phù hợp với việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của TP.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa ghi nhận Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực trong CCHC, tuy nhiên, TP cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn hạn chế, để có những giải pháp khắc phục.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị, TP rà soát lại những vấn đề bất cập, tránh chồng chéo trong việc quản lý. Đồng thời, lưu ý trong vấn đề công vụ phải gắn với xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến, tạo sự khác biệt ấn tượng trong công tác tiếp dân.
TP Hà Nội phải là TP thông minh, đi đầu trong chuyển đổi số, bởi có điều kiện về cơ sở, về đầu tư vốn và có tư duy mạnh mẽ…
Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, CCHC được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của TP trong thời gian qua, được người dân mong mỏi.
Chủ tịch TP nhấn mạnh về yêu cầu, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính đối với người dân và doanh nghiệp.
“Bản chất CCHC là thái độ của cán bộ, công chức chính quyền với người dân và doanh nghiệp, trên cơ sở thiết kế quy trình giải quyết công việc phù hợp. Nhưng dù có thiết kế bộ máy phù hợp thế nào, quan trọng vẫn là người ngồi vận hành bộ máy đó và mối quan hệ trong hệ thống”, Chủ tịch Hà Nội nói.
Chủ tịch TP yêu cầu, sau hội nghị này, mỗi đơn vị, địa phương có kế hoạch riêng để khắc phục những điểm hạn chế đã được chỉ ra, nâng cao công tác CCHC; lãnh đạo các đơn vị chuyển tải thông điệp tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để tạo nên sự khác biệt tốt về thái độ đối với người dân và doanh nghiệp trên tinh thần tôn trọng, phục vụ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương